Thế nào là hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp?

Hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp là gì và tại sao phải hạn chế sở hữu chéo ? Pháp luật quy định như thế nào để hạn chế sở hữu chéo doanh nghiệp ? Các cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm như thế nào khi thực hiện các hành vi nhằm sở hữu chéo doanh nghiệp? Đây là những câu hỏi mà nhiều cá nhân, tổ chức đang thắc mắc trong quá trình thành lập, hoạt động doanh nghiệp. Để làm rõ các vấn đề trên, công ty Luật TNHH Thái An xin cung cấp một số nội dung như sau:

1. Căn cứ pháp lý quy định việc sở hữu chéo

  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật Doanh nghiệp;
  • Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

2. Như thế nào là sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp

Theo khoản 2, Điều 16 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP quy định về hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp:

Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.

Như vậy, sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp là việc các doanh nghiệp có sở hữu cổ phần hay phần vốn góp của nhau. Ví dụ như công ty TNHH A sở hữu cổ phần của công ty CP B và công ty CP B sở hữu phần vốn góp trong công ty TNHH A. Hình thức sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng mua cổ phần, phần vốn góp.

Việc sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp có thể làm cho các thông tin doanh nghiệp không minh bạch, không rõ ràng, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của khách hàng cũng như gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp.

3. Pháp luật quy định như thế nào để hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp?

Theo khoản 2,3 Điều 189 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về công ty mẹ, công ty con:

Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này”.

Việc xác định một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các yếu tố sau:

  • Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  • Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
  • Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Như vậy, khi một công ty có một trong ba yếu tố trên thì được xác định là công ty mẹ của công ty khác.

sở hữu chéo
Các nhà làm luật cần phải xem xét xiết chặt các quy định về sở hữu chéo để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

Theo quy định pháp luật doanh nghiệp có các trường hợp bị hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp:

  • Các công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ
  • Các công ty con không cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của nhau.
  • Trường hợp công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước, các công ty con của cùng công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần  mà tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
  • Các công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.

4. Chế tài đối với sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp là gì ?

Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan đến việc vi phạm các quy định về hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp.

Pháp luật đã ban hành những quy định nhằm hạn chế việc sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để các quy định trên được thực thi trên thực tế thì pháp luật đã ban hành một số chế tài cũng như việc xác định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền được xác định như sau:

  • Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của các công ty có liên quan chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật về hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp khi quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác.

Trong trường hợp này, Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của công ty có liên quan cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi có vi phạm.

  • Xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con về hành vi vi phạm quy định trong việc hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp. Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định như sau:

“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ;

b) Các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau;

c) Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thoái vốn, rút cổ phần từ công ty mẹ hoặc công ty con khác đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này;

b) Buộc thoái vốn khỏi doanh nghiệp được thành lập đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.”

Như vậy, có thể thấy, nhà nước đã xác định, làm rõ các các trường hợp hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp phù hợp để hạn chế, ngăn chặn các hành vi của cá nhân, tổ chức nhằm sở hữu chéo doanh nghiệp.

Trên đây là phần tư vấn về hạn chế sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

 

Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định cggủa pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói