Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trực tiếp ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các bên. Chính vì vậy vấn đề này nhận được sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp trong nước. Được sự tin tưởng đặt câu hỏi của khách hàng, trong bài viết dưới đây Công ty Luật Thái An bằng nền tảng kiến thức vững chắc và kinh nghiệm dày dặn xin được trả lời câu hỏi của khách hàng như sau:
Câu hỏi của khách hàng:
Chào luật sư. Tôi tên là N.T.Hằng, 34 tuổi, hiện đang cư trú tại Phú Thọ. Tôi có một thắc mắc về vấn đề quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con như sau mong được luật sư giải đáp giúp cho:
Tôi có sở hữu một công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Gần đây công ty tôi mới mở thêm một công ty con để phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tôi muốn hỏi luật sư xem công ty mẹ của tôi phải đối xử với công ty con thế nào? Công ty tôi có những quyền lợi, nghĩa vụ gì đối với công ty con trong quá trình hoạt động kinh doanh?
Luật Thái An trả lời câu hỏi:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con
Cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là Luật doanh nghiệp 2014.
2. Thế nào là công ty mẹ, công ty con?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty A sẽ được coi là công ty mẹ của công ty B khi mối quan hệ giữa hai công ty thuộc một trong các trường hợp sau:
- Công ty A sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty B.
- Công ty A có thể trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định việc bổ nhiệm đa số hoặc toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty B.
- Công ty A có thể quyết định việc sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ của công ty B
Một công ty mẹ có thể có nhiều công ty con, mỗi công ty con là một cá thể độc lập có mối quan hệ mật thiết với công ty mẹ.
3. Những quyền lợi của công ty mẹ với công ty con
Một công ty mẹ sẽ có những quyền lợi được quy định cụ thể tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2014 đối với công ty con như sau:
- Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp của công ty con, công ty mẹ có đầy đủ quyền với tư cách là chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Các hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con bắt buộc phải được thiết lập và thực hiện dựa trên nguyên tắc độc lập, bình đẳng, có đầy đủ điều kiện áp dụng như các chủ thể pháp lý độc lập.

4. Những trách nhiệm, nghĩa vụ của công ty mẹ với công ty con
Một công ty mẹ sẽ có những trách nhiệm, nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2014 đối với công ty con như sau:
Công ty mẹ sẽ phải có trách nhiệm với những thiệt hại gây ra cho công ty con trong các trường hợp sau:
- công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của mình
- công ty mẹ buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với việc kinh doanh bình thường
- công ty mẹ thực hiện những hoạt động không sinh lợi mà lại không đền bù hợp lý cho công ty con trong năm tài chính.
Đồng thời người quản lý của công ty mẹ trực tiếp can thiệp vào những hoạt động gây thiệt hại cho công ty con cũng sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm xử lý thiệt hại cùng công ty mẹ. Nếu hoạt động động gây thiệt hại cho công ty con này nhưng lại đem lại lợi ích cho công ty con khác của công ty mẹ thì công ty con được nhận lợi ích cũng phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả những lợi ích được hưởng cho công ty con bị thiệt hại.
Nếu công ty mẹ không đền bù xứng đáng cho công ty con trong trường hợp kể trên thì công ty mẹ có thể bị những chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi đền bù thiệt hại cho công ty con.
Trên đây là phần tư vấn về vấn đề quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con.
Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!
5. Dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Thái An
Các doanh nghiệp càng phát triển thì việc quản trị doanh nghiệp càng khó khăn. Một trong các thách thức là phải xử lý công việc quản trị để tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuân thủ pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro do bị cơ quan quản lý nhà nước phạt hành chính, tránh các rủi ro bị kiện tụng bởi các khách hàng, đối tác, thành viên góp vốn, người lao động…
Nếu bạn cần được tư vấn pháp luật doanh nghiệp, hãy tham khảo bài viết Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp của chúng tôi.
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
- Luật sư bảo vệ thành công vụ án tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ ông cha để lại - 11/10/2023
- Hợp đồng thuê căn hộ chung cư - 08/07/2023
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.