Đăng ký nội quy lao động, soạn thảo nội quy lao động

Công ty Luật Thái An™ chuyên soạn thảo và đăng ký nội quy lao động/nội quy công ty.

Với Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ 01/01/2020 thì việc rà soát, cập nhật, soạn thảo nội quy lao động càng trở nên cấp thiết. Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động tại doanh nghiệp cần được chuẩn hoá và cụ thể hoá trong bản Nội quy lao động của công ty.

Để được tư vấn và sử dụng dịch  vụ soạn thảo và đăng ký nội quy lao động/nội quy công ty vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật hoặc chat zalo, điền Form trên trang web.


Để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bất kỳ đơn vị sử dụng lao động nào cũng cần thiết lập và duy trì kỷ luật lao động. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp phải có nội quy lao động được lập thành văn bản. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp muốn làm nội quy lao động thế nào cũng được, mà phải thỏa mãn những yêu cầu của pháp luật lao động về hình thức và nội dung.

Cụ thể là pháp luật lao động đã quy định rõ nội dung, hình thức, phạm vi áp dụng, cũng như đăng ký nội quy lao động với cơ quan có thẩm quyền.

I. Các văn bản pháp lý liên quan đến việc soạn thảo và đăng ký nội quy lao động/nội quy công ty

Các văn bản pháp lý liên quan đến việc soạn thảo và đăng ký nội quy lao động/nội quy công ty là:

II. Khái niệm nội quy lao động, nội quy công ty

Nội quy lao động, nội quy công ty là văn bản do người sử dụng lao động ban hành để tạo ra và duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh.

Có thể nói trong phạm vi đơn vị sử dụng lao động, nội quy lao động/ nội quy công ty có giá trị như một “đạo luật con”. Đồng thời, nội quy lao động cũng là cơ sở để xử lý kỷ luật đối với người lao động khi họ có hành vi vi phạm, với điều kiện nội quy lao động được đăng ký với Sở Lao động và Thương binh Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Việc trao quyền ban hành nội quy lao động chính là hiện thực hóa quyền tự chủ trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao động của người sử dụng lao động. Nếu như thỏa ước lao động tập thể là dựa trên thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động thì nội quy lao động chỉ do người sử dụng lao động ban hành.

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, từ năm 2021, người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, kể cả doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động. Tuy nhiên nội quy lao động bằng văn bản chỉ bắt buộc với doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên.

===>>> Xem thêm: Thoả ước lao động tập thể

nội quy lao động công ty
Nội quy lao động được coi là “Bộ luật con” của công ty.

III. Có bắt buộc phải soạn nội quy lao động, đăng ký nội quy lao động không?

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, từ năm 2021, người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, kể cả doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động. Tuy nhiên nội quy lao động bằng văn bản chỉ bắt buộc với doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên.

Như vậy, ta có thể thấy rằng nội quy lao động không bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc có nội quy lao động là điều cơ bản của mọi doanh nghiệp bởi nó không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn ý nghĩa về mặt thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, dưới 10 lao động đều có nội dung lao động riêng.

IV. Soạn thảo nội quy lao động/nội quy công ty như thế nào?

Để soạn thảo nội quy lao động/nội quy công ty, các doanh nghiệp phải bám sát những quy định của pháp luật về nội dung của văn bản này. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: thời gian làm việc trong ngày, trong tuần, thời giờ nghỉ giải lao trong ca làm việc, số ca làm việc, ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ hang năm, nghỉ việc riêng, số giờ làm thêm;
  • Trật tự trong doanh nghiệp: phạm vi làm việc, đi lại, giao tiếp và những yêu cầu khác về giữ gìn trật tự chung;
  •  Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc (quy định mới);
  • An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc: các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; các quy phạm, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị phòng hộ cá nhân, vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc;
  • Việc bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của người sử dụng lao động: các tài sản mà công ty bàn giao cho người lao động sử dụng, bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp…
  • Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động (quy định mới);
  • Các hành vi xử lý kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: các hành vi vi phạm, mức độ vi phạm; các hình thức xử lý phạm kỷ luật lao động; các loại trách nhiệm vật chất, mức độ thiệt hại, phương thức bồi thường.

Trong những nội dung nói trên, nội dung cuối cùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người sử dụng lao động. Nếu nội dung này không có hoặc sơ sài thì người sử dụng lao động có thể gặp khó khăn khi xử lý người lao động vi phạm nội quy lao động và do đó, sẽ khó duy trì kỷ luật lao động trên thực tế.

===>>> Xem thêm: Những nội dung cần có trong nội quy lao động

nội dung nội quy lao động
Các nội dung cơ bản của nội quy lao động là gì?

V. Ban hành nội quy lao động/nội quy công ty như thế nào ?

Việc ban hành nội quy lao động được quy định chi tiết trong Điều 118 Bộ luật lao động 2019:

  • Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động/nội quy công ty. Nội quy lao động phải được lập thành văn bản (bắt buộc đối với đơn vị sử dụng từ 10 lao động trở lên)
  • Nội dung của nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở).
  • Khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho người lao động bằng cách niêm yết các nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc để người lao động biết và tuân thủ.

===>>> Xem thêm:  Soạn thảo, đăng ký quy chế công ty

VI. Thủ tục đăng ký nội quy lao động/nội quy công ty như thế nào ?

thủ tục đăng ký nội quy lao động
Các bước thủ tục đăng ký nội quy lao động

Thủ tục đăng ký nội quy lao động được quy định tại Điều 119 Bộ luật lao động năm 2019

Đối với doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên, bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Người sử dụng lao động có các chi nhánh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị, đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký nội quy lao động được quy định cụ thể tại Điều 120 Bộ luật lao động năm 2019:

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động/nội quy công ty bao gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động.
  • Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
  • Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
  • Nội quy lao động.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy có quy định trái với pháp luật, thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

Theo khoản 5 Điều 119 BLLĐ 2019 quy định:

Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp huyện thực hiện việc đăng ký nội quy lao động.”

Sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ (hoặc hồ sơ đăng kí lại), nội quy  lao động bắt đầu có hiệu lực.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.

Người sử dụng lao động phải thông báo đến người lao động khi nội quy lao động có hiệu lực và những nội dung chính phải được niêm yết tại nơi làm việc.

Thời điểm có hiệu lực của nội quy lao động

VII. Lưu ý về soạn thảo, đăng ký nội quy lao động

  • Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan.
  • Trước khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở).
  • Trường hợp không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: doanh nghiệp có thể bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng (theo điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
  • Với hàng loạt điểm mới được quy định tại Bộ luật Lao động 2019 doanh nghiệp cần sửa đổi Nội quy lao động cho phù hợp:
    • Bổ sung 04 nội dung: Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động; Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
    • 04 sửa đổi nội dung: Ngày nghỉ lễ, làm thêm giờ, nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương, trường hợp được sa thải người lao động

VIII. Có bị xử phạt khi không đăng ký nội quy lao động ?

Với những trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động mà không thực hiện đăng ký thì sẽ bị xử phạt hành chính. Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì mức xử phạt tiền sẽ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
  • Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
  • Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực.
phạt liên quan tới nội quy lao động
3 trường hợp bị xử phạt liên quan tới nội quy lao động

XV. Dịch vụ soạn thảo và đăng ký nội quy lao động/nội quy công ty tại Luật Thái An

1. Nội dung dịch vụ:

  • Hướng dẫn khách hàng soạn thảo nội quy lao động hoặc trực tiếp soạn thảo nội quy lao động để đảm bảo nội quy lao động đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về hình thức và nội dung
  • Tư vấn thủ tục đăng ký nội quy, hồ sơ đăng ký nội quy lao động
  • Đại diện khách hàng đăng ký nội quy lao động
  • Làm việc với cơ quan thẩm định cho đến khi doanh nghiệp đủ điều kiện cấp phép theo quy định pháp luật
  • Theo dõi việc xử lý hồ sơ đăng ký Nội quy lao động của doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

2. Phí dịch vụ soạn thảo và đăng ký nội quy lao động/nội quy công ty:

Đối với việc soạn thảo và đăng ký nội quy lao động phụ thuộc nhiều vào phạm vi công việc, quy mô của doanh nghiệp: phí dịch vụ là 10.000.000 VNĐ (áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh (doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài).

Các luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Thái An sẽ thực hiện công việc theo quy trình chuẩn mực nhằm hạn chế tối đa chi phí và đem lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng.

Liên hệ ngay để được cung cấp dịch vụ soạn thảo và đăng ký nội quy lao động chất lượng với chi phí phù hợp nhất.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp tại Công ty luật Thái An


Nếu khách hàng còn thắc mắc về thủ tục, quy trình dịch vụ soạn thảo và đăng ký nội quy lao động có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tận tình và hiệu quả nhất.


 

THÔNG TIN LIÊN QUAN