Có thể bạn chưa biết, theo pháp luật lao động hiện hành thì nội dung của nội quy lao động là không bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều có những nội quy lao động riêng vì không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa trên thực tế, ràng buộc quyền và nghĩa vụ của hai bên để làm việc và hợp tác có hiệu quả. Vậy những nội dung của nội quy lao động bao gồm những nội dung gì? Dưới đây là câu trả lời của Luật Thái An.
1. Cơ sở pháp lý quy định nội dung của nội quy lao động
Cơ sở pháp lý quy định nội dung của nội quy lao động là:
- Bộ luật Lao động năm 2019
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
2. Nội quy lao động là gì?
Nội quy lao động là thuật ngữ được dùng phổ biến tại các cơ sở lao động, công ty. Người lao động khi vào làm việc bước đầu phải cam kết tuân thủ các nội quy lao động, quy định chung của nơi làm việc. Nội quy lao động thường được thể hiện dưới dạng văn bản mang tính bắt buộc đối với người lao động.
Như vậy, nội quy lao động (nội quy công ty) là văn bản do người sử dụng lao động ban hành để tạo ra và duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, nội quy lao động cũng là cơ sở để xử lý kỷ luật đối với người lao động khi họ có hành vi vi phạm.
Dựa trên các quy định của pháp luật dân sự và pháp luật lao động, người lao động sẽ soạn thành một bản nội quy lao động quy định những điều cơ bản để phù hợp với cơ sở lao động của mình. Tuy vậy, nội quy lao động sẽ không được ban hành tùy tiện mà phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để đảm bảo nội dung của nội quy lao động hợp pháp, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Bạn cần lưu ý rằng nội quy lao động hoàn toàn khác với thỏa ước tập thể.
===>>> Xem thêm: Thoả ước lao động tập thể
3. Nội dung của nội quy lao động
Tuy việc ban hành nội dung của nội quy lao động là do người sử dụng lao động quyết định về cơ bản nhưng phải tuân theo các quy định của pháp luật về nội dung của nội quy lao động. Theo đó, nội dung của nội quy lao động bao gồm các quy định như sau:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Thông thường, nội dung của nội quy lao động sẽ quy định về thời giờ làm việc bình thường trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các ca nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
b) Trật tự tại nơi làm việc
Nội dung của nội quy lao động này quy định về phạm vi làm việc, đi lại, giao tiếp và những yêu cầu khác về giữ gìn trật tự chung tại nơi làm việc.

c) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Đây là một quy định mới trong hệ thống nội dung của nội quy lao động. Theo đó, quấy rối tình dục có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
Các hành vi được cho là quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội dung của nội quy lao động bao gồm:
- Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
- Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
- Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
d) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc
Nội dung của nội quy lao động này quy định trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc.
e) Việc bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của người sử dụng lao động
Nội dung của nội quy lao động này quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ; trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật; hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;
f) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động
Nội dung của nội quy lao động này quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động.
g) Các hành vi xử lý kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động
Nội dung của nội quy lao động này quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm.
h) Trách nhiệm vật chất trong nội dung của nội quy lao động
Nội dung của nội quy lao động này quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại.
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động
Nội dung của nội quy lao động này quy định người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.
Trong những nội dung của nội quy lao động nói trên, nội dung của nội quy lao động về các hành vi xử lý kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỉ luật, trách nhiệm vật chất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người sử dụng lao động. Nếu nội dung này không có hoặc sơ sài thì người sử dụng lao động có thể gặp khó khăn khi xử lý người lao động vi phạm nội quy lao động và do đó, sẽ khó duy trì kỷ luật lao động trên thực tế.
Do vậy, người lao động cần phải đọc kỹ và hiểu rõ từng quy định trong nội dung của nội quy lao động rồi mới đặt bút ký kết hợp đồng.
===>>> Xem thêm: Soạn thảo, đăng ký quy chế công ty
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về nội dung của nội quy lao động. Từ khi viết bài này các quy định của pháp luật đã có thể thay đổi. Nên để được tư vấn chính xác nhất, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Thái An.
4. Dịch vụ đăng ký nội quy lao động/nội quy công ty của Luật Thái An
a) Nội dung dịch vụ
- Hướng dẫn khách hàng soạn thảo nội quy lao động hoặc trực tiếp soạn thảo nội quy lao động để đảm bảo nội quy lao động đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về hình thức và nội dung
- Tư vấn thủ tục đăng ký nội quy, hồ sơ đăng ký nội quy lao động
- Đại diện khách hàng đăng ký nội quy lao động
- Làm việc với cơ quan thẩm định cho đến khi doanh nghiệp đủ điều kiện cấp phép theo quy định pháp luật
- Theo dõi việc xử lý hồ sơ đăng ký Nội quy lao động của doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
b) Phí dịch vụ soạn thảo và đăng ký nội quy lao động/nội quy công ty
Đối với việc soạn thảo và đăng ký nội quy lao động phụ thuộc nhiều vào phạm vi công việc, quy mô của doanh nghiệp: phí dịch vụ là 10.000.000 VNĐ (áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh (doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài).
Các luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Thái An sẽ thực hiện công việc theo quy trình chuẩn mực nhằm hạn chế tối đa chi phí và đem lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng. Liên hệ ngay để được cung cấp dịch vụ soạn thảo và đăng ký nội quy lao động chất lượng với chi phí phù hợp nhất.
===>>> Xem thêm: Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp tại Công ty luật Thái An
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.