Xử phạt vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm

Thực phẩm bẩn là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay. Trong những năm gần đây, các cơ sở sản xuất thực phẩm bị xử phạt vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng. Để làm rõ vấn đề này, Công ty Luật Thái An là hãng luật có nhiều kinh nghiệm tư vấn luật và dịch vụ giấy phép con, chúng tôi sẽ tư vấn về xử phạt vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong bài viết dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xử phạt vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh xử phạt vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm là các văn bản pháp lý sau đây:

2. Những đối tượng phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động trừ các cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có địa điểm cố định như cơ sở kinh doanh các loại rượu bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh mứt kẹo, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng, sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ nông nghiệp như ngũ cốc, thực phẩm, thủy sản, … thì đều phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

3. Căn cứ xử phạt vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm:

Theo quy định của pháp luật, thì các cơ sở kinh doanh chỉ được kinh doanh các ngành nghề kinh doanh nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật đặt ra. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh về thực phẩm không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì không được phép kinh doanh, trường hợp cố tình kinh doanh trái phép mà bị phát hiện thì buộc ngừng kinh doanh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo điều 18 Nghị định 115 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì:

“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.”

Xử phạt vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
Xử phạt vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm với mức tiền có thể lên tới 60 triệu đồng – Nguồn ảnh minh họa: Internet

4. Xử phạt vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm từ 20 đến 30 triệu đồng:

Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

5. Xử phạt vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩmtừ 30 đến 40 triệu đồng:

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, đồng thời thu hồi thực phẩm hoặc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

6. Xử phạt vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm từ 40 đến 60 triệu đồng:

Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng, đồng thời thu hồi thực phẩm hoặc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

Như vậy, mức phạt đối với hành vi kinh doanh liên quan đến thực phẩm không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khá cao, cho đấy sự nghiêm minh, răn đe của pháp luật đối với các hành vi vi phạm. Các cơ sở kinh doanh liên quan đến thực phẩm cần làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề xử phạt vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói