Xin cấp GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ Bộ NN & PTNT

Vấn đề an toàn thực phẩm là một vấn đề luôn được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhất là trong tình trạng ô nhiễm môi trường, nhiều cơ sở sản xuất bị phơi bày quy trình sản xuất thực phẩm bẩn, vô cùng độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy Nhà nước đã xiết chặt việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để giảm thiểu tối đa các cơ sở sản xuất thực phẩm vi phạm quy định vệ sinh thực phẩm.

Công ty Luật Thái An với mong muốn phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm, giúp ngăn chặn thực phẩm bẩn phát triển. Chúng tôi xin chia sẻ một số hiểu biết và kinh nghiệm về vấn đề này với bạn đọc trong bài viết dưới đây.

1. Các trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Các trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là:

  • Sản xuất và kinh doanh ngũ cốc
  • Sản xuất và kinh doanh ngũ cốc đã sơ chế, chế biến
  • Sản xuất và kinh doanh thịt dạng tươi, ướp đá, giữ mát, đông lạnh
  • Sản xuất và kinh doanh phụ phẩm ăn được của gia súc, gia cầm
  • Sản phẩm chế biến từ thịt và phụ phẩm ăn của gia súc, gia cầm trừ thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý
  • Sản phẩm phối chế có chứa thịt (giò, chả, nem, lạp sườn, salami, xúc xích, Jăm bông, Pa tê, thịt bao bột, tẩm bột, ngâm dầu, súp, nước ép, nước chiết,…) trừ sản phẩm dạng bánh do Bộ Công thương quản lý
  • Sản xuất và kinh doanh yhủy sản sống, tươi, ướp đá, bảo quản lạnh
  • Sản xuất và kinh doanh phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm
  • Sản phẩm chế biến từ thủy sản và các phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm trừ thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý
  • Sản xuất và kinh doanh mỡ và dầu có nguồn gốc từ thủy sản được tinh chế hoặc chưa tinh chế dùng làm thực phẩm
  • Sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủy sản phối trộn với bột, tinh bột, bao bột, sữa chế biến, dầu thực vật
  • Sản xuất và kinh doanh rong biển, tảo và các sản phẩm sản xuất từ rong biển, tảo dùng làm thực phẩm
  • Sản xuất và kinh doanh au, củ, quả tươi và sơ chế (cắt mảnh, tách vỏ, tách hạt, tách múi, xay,…)
  • Sản xuất và kinh doanh rau, củ, quả chế biến
  • Sản xuất và kinh doanh trứng động vật trên cạn và lưỡng cư
  • Sản xuất và kinh doanh trứng động vật trên cạn và lưỡng cư đã sơ chế, chế biến
  • Sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm phối chế có chứa trứng, bột trứng
  • Sữa tươi nguyên liệu
  • Sản xuất và kinh doanh mật ong và các chế phẩm từ mật ong
  • Sản xuất và kinh doanh thực phẩm biến đổi gen
  • Sản xuất và kinh doanh muối (muối biển, muối mỏ, muối tinh chế, chế biến, phối trộn với các thành phần khác)
  • Sản xuất và kinh doanh gia vị đơn chất, hỗn hợp, gia vị có nguồn gốc động vật, thực vật
  • Sản xuất và kinh doanh nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt
  • Sản xuất và kinh doanh tương, nước chấm
  • Sản xuất và kinh doanh các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi, khô, xay hoặc nghiền
  • Sản xuất và kinh doanh đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn
  • Sản xuất và kinh doanh đường khác
  • Sản xuất và kinh doanh mật thu được từ chiết xuất hoặc tinh chế đường
  • Sản xuất và kinh doanh chè tươi, chế biến đã hoặc chưa pha hương liệu trừ sản phẩm đã pha dạng nước giải khát; bánh, mứt, kẹo có chứa chè do Bộ Công Thương quản lý.
  • Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm trà từ thực vật khác trừ sản phẩm đã pha dạng nước giải khát, do Bô Công Thương quản lý.
  • Sản xuất và kinh doanh cà phê hạt tươi, khô, chất chiết xuất, tính chất và các chất cô đặc từ cà phê
  • Sản xuất và kinh doanh cacao
  • Sản xuất và kinh doanh hạt điều và các sản phẩm chế biến từ hạt điều
  • Sản xuất và kinh doanh các loại hạt (hướng dương, hạt bí, hạt dưa,…) đã hoặc chưa chế biến
  • Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc thực vật dùng làm thực phẩm khác dạng nguyên bản hoặc đã sơ chế, chế biến (măng, mộc nhĩ, nấm; sản phẩm từ đậu nành ngoại trừ dầu; vỏ, rễ, lá, thân, hoa ăn được của một số loại cây,…)
  • Sản xuất và kinh doanh tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến
  • Sản xuất và kinh doanh sản phẩm nguồn gốc từ côn trùng dùng làm thực phẩm
  • Sản xuất và kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm
  • Sản xuất và kinh doanh nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Phân công thẩm quyền xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông phân công cho các cơ quan xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm đối với từng loại đối tượng như sau:

  • Chi cục Bảo vệ thực vật xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Trồng trọt (kể cả hoạt động sơ chế được thực hiện tại cơ sở trồng trọt).
  • Chi cục Thú y xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật: Chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, cơ sở kinh doanh, lưu thông, tiêu thụ.
  • Chi cục Thủy sản xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thực phẩm có nguồn gốc thủy sản: Nuôi trồng thủy sản.
  • Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản – thủy sản xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm sau:
    • Sản phẩm trồng trọt: Sơ chế chế biến độc lập, lưu thông, tiêu thụ (chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên doanh, phương tiện vận chuyển độc lập)
    • Sản phẩm chăn nuôi: Chế biến (giò, chả, thịt hộp, hàng khô, hun khói, ướp muối).
    • Sản phẩm thủy sản: Sơ chế, chế biến, lưu thông, tiêu thụ (chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên doanh, phương tiện vận chuyển độc lập).
    • Sản phẩm muối ăn: Sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, tiêu thụ trong nước.
    • Sản phẩm hỗn hợp, phối chế (thực vật, động vật, thủy sản): Sơ chế, chế biến, kho lạnh bảo quản nông lâm thủy sản, cơ sở sản xuất vật liệu bao gói gắn với cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản, lưu thông, tiêu thụ, xuất nhập khẩu, nước đá dùng cho bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; cơ sở sản xuất sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Công thương.
  • Cấp quận, huyện, thị xã: Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh do quận, huyện, thị xã cấp.
  • Phòng Kinh tế xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, cơ sở vừa có hoạt động sản xuất và kinh doanh tại chỗ nông lâm thủy sản: Chuỗi thực phẩm Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, muối ăn, sản phẩm hỗn hợp, phối chế (thực vật, động vật, thủy sản); bao gồm: Cơ sở sản xuất, giết mổ, sơ chế, chế biến, bao gói, tiêu thụ, kho lạnh bảo quản nông lâm thủy sản.
  • Cấp xã, phường, thị trấn: Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh do quận, huyện, thị xã cấp.
  • UBND cấp xã, phường, thị trấn xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản: chuỗi thực phẩm Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, muối ăn, thực phẩm hỗn hợp, phối chế (thực vật, động vật, thủy sản); bao gồm: Lưu thông, kinh doanh, tiêu thụ (cơ sở kinh doanh, cơ sở chuyên doanh, vận chuyển độc lập, chợ đầu mối, chợ đấu giá,).
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Việc xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là bắt buộc đối với các trường hợp kinh doanh nhất định – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

3. Trình tự, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Trình tự xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT gồm hai giai đoạn sau đây:

a) Giai đoạn 1: Xin xác nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm

Hồ sơ xin xác nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Đối với tổ chức:

  • Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
  • Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);

Đối với cá nhân:

  • Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
  • Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;

Thời gian cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 13 ngày làm việc

b) Giai đoạn 2: Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại: bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh);
  • Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

Thời gian cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: 18 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hợp lệ.

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói