Sự có mặt của đương sự tại phiên tòa

Theo quy định về xét xử của tòa án, nguyên đơn, người đại diện của họ có thể vắng mặt, bị đơn, người đại diện của họ cũng có thể vắng mặt nhưng số lần vắng mặt phải tuân thủ theo quy định, căn cứ vào lý do vắng mặt cũng như một số thủ tục khác mà Tòa quyết định hoãn phiên tòa hay đình chỉ phiên tòa hay xử vắng mặt. Dưới đây là các quy định của pháp luật về sự có mặt của đương sự tại phiên tòa.

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUY ĐỊNH VỀ SỰ CÓ MẶT CỦA ĐƯƠNG SỰ TẠI PHIÊN TÒA:

Cơ sở pháp lý quy định về sự có mặt của đương sự tại phiên tòa là Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.

2. SỰ CÓ MẶT CỦA ĐƯƠNG SỰ TẠI PHIÊN TÒA KHI TÒA TRIỆU TẬP LẦN THỨ NHẤT:

Đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa. Nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, Tòa vẫn có thể tiến hành phiên tòa khi đương sự hoặc người đại diện của họ viết đơn đề nghị Tòa xét xử vắng mặt.

Sự có mặt của đương sự tại phiên toà
Sự có mặt của đương sự tại phiên toà được quy định tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.

3. SỰ CÓ MẶT CỦA ĐƯƠNG SỰ TẠI PHIÊN TÒA KHI TÒA TRIỆU TẬP LẦN THỨ HAI:

Đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa. Khi đương sự vắng mặt và lý do là bất khả kháng thì Tòa xem xét hoãn phiên tòa. Nếu lý do vắng mặt không thuộc các trường hợp bất khả kháng thì sẽ giải quyết như sau:

  • Nếu nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện. Khi đó Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn nếu muốn tiếp tục xử lý vụ án thì phải làm thủ tục khởi kiện lại từ đầu.
  • Nếu bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
  • Nếu bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
  • Nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Đối với trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau:

  • Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
  • Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
  • Các trường hợp vắng mặt khác được nêu trên, trừ trường hợp nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật Thái An về vấn đề sự có mặt của đương sự tại phiên tòa. Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn, bạn có thể tham khảo các bài viết tại chuyên mục Tố tụng, khiếu kiện, khiếu nại hãy gọi điện tới Tổng đài Tư vấn Pháp luật của chúng tôi, các luật sư và chuyên gia tư vấn sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn một cách tốt nhất.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy


Tác giả bài viết:

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty luật Thái An

  • Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
  • Lĩnh vực hành nghề chính:
    * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
    * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình 

Xem thêm Luật sư Nguyễn Văn Thanh.

Nguyễn Thị Huyền

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói