Trọng tài lao động và hội đồng trọng tài lao động
Trọng tài lao động và Hội đồng trọng tài lao động đóng vai trò quyết định trong giải quyết các tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bằng cách này, hệ thống trọng tài lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và công bằng trong mối quan hệ lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội.
Bài viết đây sẽ cho các bạn biết các quy định của pháp luật về trọng tài lao động và hội đồng trọng tài lao động.
1. Căn cứ pháp lý
2. Trọng tài lao động trong giải quyết tranh chấp lao động
Căn cứ Điều 187 Bộ luật lao động năm 2019 cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
- Hòa giải viên lao động:
- Hội đồng trọng tài lao động;
- Tòa án nhân dân.
Như vậy, trọng tài lao động có chức năng giải quyết tranh chấp lao động. Điều 189 Bộ Luật Lao động 2019 quy định là các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải, hết thời hạn hòa giải hoặc hòa giải không thành. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trừ trường hợp hết thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
XEM THÊM: QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
3. Tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành trọng tài lao động
Căn cứ theo Điều 98 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì điều điện để trở thành trọng tài lao động được quy định như sau:
- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, công tâm.
- Có trình độ đại học trở lên, hiểu biết pháp luật và có ít nhất 05 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
- Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
- Được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đề cử làm trọng tài viên lao động.
- Không phải là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.
Nhu vậy, để trở thành trọng tài viên lao động thì phải đáp ứng đủ 5 điều kiện
4. Bổ nhiệm trọng tài viên lao động như thế nào ?
Điều 99 nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định về việc bổ nhiệm trọng tài viên lao động như sau:
- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề cử trọng tài viên.
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong thời hạn 10 ngày làm việc, thực hiện thẩm định hồ sơ và đề cử trọng tài viên cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, ra quyết định bổ nhiệm trọng tài viên. Thời gian bổ nhiệm theo nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động.
- Khi kết thúc thời gian bổ nhiệm, trọng tài viên có thể được xem xét bổ nhiệm lại theo thủ tục quy định. Nếu có sự bổ sung, thay thế đối với trọng tài viên bị miễn nhiệm, thì thời gian bổ nhiệm mới được tính theo thời gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng trọng tài lao động.
5. Chế độ được hưởng của trọng tài viên lao động
Căn cứ vào khoản 1 điều 103 nghị định 45/2020/NĐ-CP, trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ sau:
- Hưởng tiền bồi dưỡng.
- Được tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia Hội đồng trọng tài lao động, Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp.
- Được áp dụng chế độ công tác phí quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời gian tham gia Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp.
- Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức.
- Được khen thưởng về thành tích trong thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên lao động theo quy định.
- Được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy là trọng tài viên lao động không hưởng lương mà chỉ hưởng tiền bồi dưỡng.
6. Hội đồng trọng tài lao động
a. Khái niệm Hội đồng trọng tài lao động
Hội đồng trọng tài lao động được lập ra để giải quyết các tranh chấp lao động. Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau:
- Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;
- Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
- Tiêu chuẩn và chế độ làm việc của trọng tài viên lao động được quy định và đã trình bầy ở phần trên của bài viết.
b. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm.
c. Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động như thế nào ?
Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại các điều 189, 193 và 197 của Bộ luật lao động 2019, Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp như sau:
- Đại diện mỗi bên tranh chấp chọn 01 trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên lao động;
- Trọng tài viên lao động do các bên lựa chọn theo quy định tại điểm a khoản này thống nhất lựa chọn 01 trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động;
- Trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động thì Ban trọng tài lao động chỉ gồm 01 trọng tài viên lao động đã được lựa chọn.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Ban trọng tài lao động có trách nhiệm:
- Tìm hiểu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng theo thẩm quyền để lên phương án giải quyết tranh chấp;
- Tiến hành tổ chức cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động;
- Ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động và gửi cho các bên tranh chấp.Trường hợp không ra quyết định thì Ban trọng tài lao động có văn bản thông báo cho các bên tranh chấp.
Trên đây là phần tư vấn về trọng tài lao động và hội đồng trong tài lao động, vai trò của họ trong giải quyết tranh chấp lao động. Nếu bạn có thắc mắc hãy gọi điện tới Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi.
Luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong việc hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định pháp luật lao động tại Việt Nam. Từ đó bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình từ đó giúp bạn bảo vệ được quyền lợi của mình trước doanh nghiệp và ngược lại.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN VỀ TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024