Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trên thực tế, việc ghi sai, nhầm lẫn về thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dù là nguyên nhân gì thì việc ghi sai, nhầm lẫn cũng dẫn đến phiền phức, rắc rối cho chủ sở hữu quyền sử dụng đất. Trách nhiệm của cán bộ cấp đất trong trường hợp này là phần lớn nhưng người dân cũng cần nắm rõ quy định của pháp luật về thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để kiểm tra, ra soát, sửa chữa kịp thời. Để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ là giấy tờ pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức được Nhà nước cho phép; là căn cứ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật về đối tượng, điều kiện, thủ tục cấp.
Bạn cần phân biệt giữa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với quyết định giao đất, cho thuê đất. Cùng là giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất nhưng đối với quyết định giao đất, cho thuê đất chỉ là quyết định hành chính trao quyền sử dụng đất cho người người sử dụng đất, dựa trên những căn cứ theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng từ pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức.
Vì vậy, phạm vi về quyền lợi khi sử dụng đất khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rộng và đầy đủ hơn rất nhiều so với quyết định giao đất, cho thuê đất.
===>>> Xem thêm: Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2. Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo một mẫu thống nhất có thể áp dụng với rất nhiều trường hợp, giảm nhẹ gánh nặng, phiền hà cho người dân và cơ quan cấp đất. Những quy định về thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về cấu trúc cơ bản là giống nhau.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm.
Thông tư 23/2014/TT-BTNMT cũng quy định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có các phần như sau:
a. Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trang 1
Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trang 1 sẽ in Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ. Trang 1 sẽ có thông tin mục 1 (Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất), số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phần “Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” sẽ ghi các thông tin sau:
Trường hợp người sử dụng đất là cá nhân:
Nếu người sử dụng đất là cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”;”
Trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình:
Nếu người sử dụng đất là hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như với cá nhân, địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó;
Trường hợp người sử dụng đất là vợ chồng:
Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng.
Trường hợp người sử dụng đất là tổ chức trong nước:
Cần ghi tên tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân; địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
Trường hợp người sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam
Ghi tên tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân; địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tại Việt Nam;
Trường hợp người sử dụng đất là tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao:
Ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức.
Trường hợp người sử dụng đất là cơ sở tôn giáo:
Ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo.
Trường hợp người sử dụng đất là cộng đồng dân cư:
Ghi tên cộng đồng dân cư (được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.
Những lưu ý quan trọng:
- Trường hợp người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi thông tin về người sử dụng đất.
- Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất.
- Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất mà những người được hưởng thừa kế có văn bản thỏa thuận chưa phân chia thừa kế và đề nghị cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đó.
b. Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trang 2
Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trang 2 gồm thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận, cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận. Cụ thể ghi như sau
“Thửa đất số”: ghi số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
“Tờ bản đồ số”: ghi số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất cấp Giấy chứng nhận trong phạm vi mỗi đơn vị hành chính cấp xã. Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu tờ trích đo thửa đất.
“Địa chỉ thửa đất”: ghi tên khu vực (xứ đồng, điểm dân cư,…); số nhà, tên đường phố (nếu có), tên đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, nơi có thửa đất.
“Diện tích”: ghi diện tích của thửa đất bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.
“Hình thức sử dụng”: ghi như sau:
- Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…) thì ghi “Sử dụng riêng” vào mục hình thức sử dụng;
- Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi “Sử dụng chung” vào mục hình thức sử dụng;
- Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo.
“Mục đích sử dụng đất”: Mục đích sử dụng đất ghi thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể với các loại đất như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp gồm: “Đất chuyên trồng lúa nước”, “Đất trồng lúa nước còn lại”, “Đất trồng lúa nương”, “Đất trồng cây hàng năm khác”, “Đất trồng cây lâu năm”, “Đất rừng sản xuất”, “Đất rừng phòng hộ”, “Đất rừng đặc dụng”, “Đất nuôi trồng thủy sản”, “Đất làm muối”, “Đất nông nghiệp khác”;
- Nhóm đất phi nông nghiệp gồm: “Đất ở tại nông thôn”, “Đất ở tại đô thị”, “Đất xây dựng trụ sở cơ quan”, “Đất quốc phòng”, “Đất an ninh”, “Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp”, “Đất xây dựng cơ sở văn hóa”, “Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội”, “Đất xây dựng cơ sở y tế”, “Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo”, “Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao”, “Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ”, “Đất xây dựng cơ sở ngoại giao”, “Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác”, “Đất khu công nghiệp”, “Đất cụm công nghiệp”, “Đất khu chế xuất”, “Đất thương mại, dịch vụ”, “Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp”, “Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản”, “Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm”, “Đất giao thông”, “Đất thủy lợi”, “Đất có di tích lịch sử – văn hóa”, “Đất có danh lam thắng cảnh”, “Đất sinh hoạt cộng đồng”, “Đất khu vui chơi, giải trí công cộng”, “Đất công trình năng lượng”, “Đất công trình bưu chính, viễn thông”, “Đất chợ”, “Đất bãi thải, xử lý chất thải”, “Đất công trình công cộng khác”, “Đất cơ sở tôn giáo”, “Đất cơ sở tín ngưỡng”, “Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa” hoặc “Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà hỏa táng” hoặc “Đất làm nhà hỏa táng” hoặc “Đất làm nhà tang lễ”, “Đất có mặt nước chuyên dùng”, “Đất phi nông nghiệp khác”;
“Thời hạn sử dụng đất”:
Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất;
Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai;
Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)“;
Trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi “Lâu dài”;
Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.
“Nguồn gốc sử dụng”:
- Trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì ghi “Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất”;
- Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thì ghi “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”;
- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì ghi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần”;
- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm thì ghi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm”;
- Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất, kể cả hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nhưng không phải nộp tiền hoặc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính thì ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”;
- Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thuộc chế độ giao đất không thu tiền thì ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất”;
- Trường hợp cấp Giấy chứng nhận do tách thửa, hợp thửa hoặc cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận mà không thay đổi mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu.
- Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa ghi nguồn gốc sử dụng đất thì căn cứ vào hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đã được xét duyệt trước đây và quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận để xác định và thể hiện nguồn gốc sử dụng đất theo quy định hiện hành;
- Trường hợp thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo hình thức trả tiền một lần thì ghi “Thuê đất trả tiền một lần của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,…)”.
- Trường hợp thuê đất, thuê lại đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo hình thức trả tiền hàng năm thì ghi “Thuê đất trả tiền hàng năm của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc cụm công nghiệp, khu chế xuất,..
- Trường hợp thửa đất gồm nhiều phần diện tích có nguồn gốc sử dụng đất khác nhau thì lần lượt ghi từng loại nguồn gốc và diện tích có nguồn gốc đó kèm theo;
- Trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì ghi miễn, giảm vào Giấy chứng nhận
- Trường hợp người sử dụng đất sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp mà có nhu cầu cấp chung một Giấy chứng nhận thì cần có bản liệt kê các thửa đất đó
“Mục đích sử dụng đất”: Mục đích sử dụng đất ghi thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể với các loại đất:
c. Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trang 3
Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trang 3 gồm sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, gồm:
- Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;
- Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam;
- Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;
- Sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện theo quy định sau:
d. Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trang 4
Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trang 4 gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.
e. Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trang bổ sung
Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trang bổ sung gồm số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận;
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024