Ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã
Ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã cũng tương tự như đối với doanh nghiệp và là phần không thể thiếu khi đăng ký thành lập cũng như xác định tư cách pháp nhân. Làm thế nào để xác định được ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập hợp tác xã và thay đổi, bổ sung ngành nghề trong quá trình hoạt động ? Bài viết sau đây sẽ trả lời cho bạn:
1. Thế nào là ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã ?
Khi cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh trên thị trường thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước. Trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, bạn phải chỉ ra những ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp hoặc hợp tác xã của mình.
Xem thêm:
2. Xác định ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã như thế nào?
Danh sách các ngành nghề kinh doanh được Chính phủ chuẩn hoá trong Hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam. Các ngành nghề này được mã hoá và được quy định cụ thể tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Danh sách này quy định 4 cấp mã ngành nghề kinh doanh từ vĩ mô tới vi mô. Khi soạn hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, bạn cần chỉ ra mã ngành cấp 4 là mã ngành chi tiết nhất. Cơ quan đăng ký hợp tác xã đối chiếu và ghi ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh vào giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì cơ quan đăng ký hợp tác xã xem xét ghi ngành, nghề kinh doanh này vào giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nếu không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh, đồng thời báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để xem xét bổ sung mã mới.
3. Có thể thay đổi ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã không ?
Hợp tác xã có quyền thay đổi ngành nghề kinh doanh của mình: Khi Hợp tác xã có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh thì Hợp tác xã có thể bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có vào danh sách ngành nghề kinh doanh của Hợp tác xã.
Lưu ý: Khi hợp tác xã dừng một số ngành nghề kinh doanh và chuyển sang những ngành nghề mới thì chỉ cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cho mình.
4. Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh của hợp tác xã
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 03/2014/TT-BKHDT, Khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHDT quy định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hợp tác xã có bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh, hợp tác xã phải đăng ký với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để được cấp giấy chứng nhận đăng ký mới.
Hợp tác xã cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề Hợp tác xã bao gồm:
- Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã theo mẫu;
- Nghị quyết của hội đại hội thành viên hoặc quyết định của hội đồng quản trị về việc bổ sung ngành nghề Hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Sau khi Hợp tác xã nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hợp tác xã thực hiện việc đăng ký bổ sung ngành nghề Hợp tác xã và cấp giấy chứng nhận đăng ký mới cho hợp tác xã.
Nếu không thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề Hợp tác xã thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.
5. Dịch vụ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề Hợp tác xã
Nếu bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề Hợp tác xã hãy đến ngay với Công ty Luật Thái An chúng tôi . Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm, chuyên môn cao, chúng tôi chắc chắn đem đến cho bạn trải nghiệm dịch vụ pháp lý tốt nhất với mức chi phí không thể hợp lý hơn, bao gồm các dịch vụ:
- Tư vấn về điều kiện bổ sung ngành nghề Hợp tác xã;
- Tư vấn cách áp dụng mã ngành theo đúng quy định pháp luật;
- Soạn thảo hồ sơ bổ sung ngành nghề Hợp tác xã;
- Thay mặt Hợp tác xã thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề hợp tá xã và nhận kết quả;
- Tư vấn, hướng dẫn sau khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề Hợp tác xã;
- Tư vấn, hỗ trợ, thực hiện các thủ tục xin Giấy phép con đối với trường hợp Hợp tác xã thực hiện thủ tục bổ sung những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Xem thêm:
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024