Hợp đồng thương mại: Những điều cần biết

Hợp đồng thương mại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Đây là cơ sở ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, không phải hợp đồng nào cũng đầy đủ các điều khoản chặt chẽ.


LUẬT THÁI AN CHUYÊN TƯ VẤN VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

BẢO VỆ TỐI ĐA LỢI ÍCH CỦA KHÁCH HÀNG

Giá dịch vụ soạn thảo hợp đồng: LINK NÀY

Quy trình cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng: LINK NÀY


1.Cơ sở pháp lý điều chỉnh Hợp đồng thương mại và soạn thảo Hợp đồng thương mại

Cơ sở pháp lý điều chỉnh Hợp đồng thương mại là Luật Thương mại 2005, Bộ Luật Dân sự 2015. và luật chuyên ngành.

hợp đồng thương mại
Các vấn đề về ký kết hợp đồng thương mại sẽ được chúng tôi tư vấn ngay sau đây – Ảnh minh họa: Internet.

2. Hợp đồng thương mại là gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định về khái niệm các loại hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu: Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì hoạt động thương mại là

“hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Phạm vi các hoạt động thương mại này được quy định tại Điều 1 Luật thương mại 2005.

Tóm lại, Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa, xúc tiến thương mại, đầu tư và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

3. Chủ thể của hợp đồng thương mại là ai?

Chủ thể của Hợp đồng thương mại là thương nhân, hoặc có một bên là thương nhân.

Theo Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005 thì

“thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

Ngoài ra, chủ thể của hợp đồng thương mại còn có thể là các cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại (căn cứ Điều 2 Luật thương mại 2005).

Lưu ý: Đối với hợp đồng thương mại quốc tế, một hoặc vài bên trong hợp đồng là pháp nhân có trụ sở ở nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài.

4. Hình thức của hợp đồng thương mại như thế nào?

Căn cứ Điều 24 Luật thương mại 2005 quy định: Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng thương mại mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế…

hợp đồng thương mại
Những lưu ý khi kí hợp đồng thương mại cho cả hai bên – Ảnh minh họa: Internet.

5. Hợp đồng thương mại trong nước và quốc tế có những điều khoản cơ bản nào?

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể với nhau các nội dung thực hiện hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, do đó, nội dung hợp đồng thương mại phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên giao kết. Tuy nhiên nội dung của Hợp đồng thương mại phải tuân theo những quy định của pháp luật Hợp đồng nói chung, được quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Các điều khoản trong hợp đồng thương mại phụ thuộc vào cách soạn thảo hợp đồng thương mại và tính chất của loại giao dịch thương mại, lĩnh vực thương mại. Thông thường bao gồm các điều khoản chính như sau:

  • Điều khoản về chủ thể của hợp đồng thương mại (thông tin các bên trong hợp đồng)
  • Điều khoản về đối tượng của hợp đồng
  • Điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán
  • Điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Điều khoản phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
  • Điều khoản chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng
  • Điều khoản bất khả kháng
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể sau đây:

a. Điều khoản về chủ thể của hợp đồng thương mại (thông tin các bên trong hợp đồng)

Thông tin các bên trong hợp đồng/chủ thể hợp đồng là thông tin bắt buộc phải được ghi nhận trong tất cả các loại hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng. Đây thường là điều khoản đầu tiên và luôn phải có trong một hợp đồng thương mại.. Nếu Hợp đồng không có thông tin về chủ thể thì hợp đồng không có giá trị.

Chủ thể của hợp đồng thương mại có thể là cá nhân hoặc tổ chức (pháp nhân). Nếu là cá nhân thì phải do chính cá nhân đó ký, còn nếu là pháp nhân thì phải là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (phải kèm theo văn bản ủy quyền).

Để xác định được tư cách chủ thể của các bên thì cần phải có các thông tin cơ bản sau:

Đối với cá nhân: Tên, số CMND/CCCD (ngày cấp, nơi cấp), địa chỉ thường trú và các thông tin liên lạc như số điện thoai, email; Thông tin số tài khoản ngân hàng của cá nhân.

Hướng dẫn cách soạn thảo Hợp đồng thương mại
Soạn thảo Hợp đồng thương mại đòi hỏi kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn. – Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, địa chỉ trụ sở, Giấy phép thành lập, Người đại diện theo pháp luật (ghi rõ tên và chức vụ); Thông tin số tài khoản ngân hàng; thông tin liên lạc;… Các nội dung trên phải ghi theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp.

b. Điều khoản về đối tượng của hợp đồng thương mại

Đây cũng là thông tin cơ bản, không thể thiếu của một hợp đồng thương mại. Nếu đối tượng hợp đồng không có hoặc không đủ chi tiết và đầy đủ thông tin thì hợp đồng có thể rơi vào trình trạng không thể thực hiện được.

Hợp đồng thương mại là hợp đồng nói chung của rất nhiều hoạt động thương mại và trên thực tế, đối với mỗi hoạt động thương mại thì tên hợp đồng được ghi cụ thể hơn. Ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng gia công hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng xúc tiến thương mại…

Theo đó, đối tượng hợp đồng có sự khác nhau giữa từng loại hợp đồng thương mại. Chẳng hạn: Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại là hàng hóa (cần ghi cụ thể tên hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, xuất xứ hàng hóa….). Đối với hợp đồng dịch vụ hoặc gia công hàng hóa thương mại thì đối tượng của hợp đồng là các công việc cụ thể. Những công việc này phải được xác định rõ ràng: Cách thức thực hiện, trình độ chuyên môn, người trực tiếp thực hiện, kết quả sau khi thực hiện công việc…

c. Điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán trong hợp đồng thương mại

Trong điều khoản về giá thường bao gồm yếu tố đơn giá, tổng giá, giảm giá, % chiết khấu, thuế giá trị gia tăng …. Bên cạnh đó, các bên cần đưa thêm vào quy định cụ thể hoặc phương pháp xác định giá.

Về phương thức thanh toán, các bên có thể lựa chọn một trong số các cách như sau: thanh toán bằng chuyển khoản, tiền mặt, thanh toán trực tiếp, chi trả hộ, thanh toán thông qua chuyển khoản và thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ L/C (thường được sử dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế).

>>> Xem thêm: Các phương thức thanh toán trong hợp đồng

Về đồng tiền thanh toán: Thông thường, các bên thỏa thuận cụ thể đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng. Đối với hợp đồng thương mại quốc tế, đồng tiền thanh toán có thể là USD hoặc một đồng tiền khác.

>>> Xem thêm: Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Về thời hạn/tiến độ thanh toán: Các bên có thể thỏa thuận thanh toán một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ của hợp đồng.

>>> Xem thêm: Phạt do chậm thanh toán

d. Điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng là điều khoản cơ bản trong hợp đồng thương mại.

Pháp luật thương mại có quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trogn một số loại hợp đồng cụ thể. Bên cạnh đó, các bên có thể thỏa thuận thêm một số quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với giao dịch của mình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.

hợp đồng thương mại
Trước khi quyết định ký hợp đồng thương mại thì bạn nên tham khảo bài viết của chúng tôi – Ảnh minh họa: Internet.

e. Điều khoản phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Điều khoản phạt: Đây là điều khoản các bên tự thỏa thuận, áp dụng khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc các điều kiện khác theo quy định pháp luật. Luật Thương mại 2005 quy định “mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” và chỉ được phạt vi phạm nếu điều này được quy định trong hợp đồng. Nếu có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng thì các bên có thể áp dụng cả phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

>>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại là gì ?

>>> Xem thêm: Phạt vi phạm hợp đồng thương mại

f. Điều khoản chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại

Các bên cần thỏa thuận các trường hợp chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với từng bên; thời gian báo trước trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng… Đây là một điều khoản khá quan trọng khi liên quan đến các vấn đề phải thực hiện theo từng giai đoạn hoặc dựa trên kết quả thực hiện như Hợp đồng cũng ứng dịch vụ, Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng hợp tác kinh doanh,…

>>> Xem thêm: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng

g. Điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng thương mại:

Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được dù các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép; điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện hợp đồng.

Các sự kiện bất khả kháng đó có thể là các thiên tai, bão, lũ, chiến tranh, đình công…

Khi một bên vi phạm hợp đồng do gặp sự kiện bất khả kháng thì sẽ thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm dân sự (phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại)

Tuy nhiên, cần xác định rõ ràng về bất khả kháng để tránh trường hợp bên vi phạm lợi dụng điều khoản này để thoái thác trách nhiệm, viện dẫn lý do chậm trễ thực hiện hợp đồng. Trong hợp đồng cũng cần xác định rõ trường hợp bất khả kháng, trách nhiệm thông báo cho bên còn lại khi gặp sự kiện bất khả kháng, trách nhiệm cung cấp chứng cứ chứng minh, trách nhiệm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại …..

>>> Xem thêm: Bất khả kháng nghĩa là gì?

h. Điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Điều khoản giải quyết tranh chấp thường bao gồm các nội dung: Cơ quan được lựa chọn giải quyết tranh chấp, quy định tố tụng được áp dụng để giải quyết tranh chấp, pháp luật nội dung được áp dụng giải quyết tranh chấp,…

Thông thường, các bên thường ưu tiên phương thức hòa giải và thương lượng để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột. Trong trường hợp các bên không tự giải quyết được thì sẽ lựa chọn các cơ quan tài phán là Tòa án và Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp xảy ra.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp

Đối với hợp đồng thương mại quốc tế, cần có quy định rõ ràng về luật điều chỉnh và luật tố tụng, ngôn ngữ tố tụng… Cần lưu ý là nếu cơ quan giải quyết tranh chấp là cơ quan nước ngoài thì chi phí kiện tụng (thuê luật sư, đi lại…) sẽ rất lớn.

6. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế và trong nước của Luật Thái An

Hợp đồng thương mại rất đa dạng và tương đối phức tạp, đòi hỏi không chỉ kiến thức, kỹ năng, mà còn kinh nghiệm đàm phán, soạn thảo và thực thi hợp đồng.

Có một sự thật là không ít doanh nghiệp nước ta hào phóng mua sắm, chi tiêu tiệc tùng… nhưng lại phó thác cho nhân viên văn phòng, kết toán soạn thảo theo mẫu hợp đồng thương mại tìm kiếm trên mạng để tiết kiệm chi phí sử dụng dịch vụ luật sư. Thế nên, đa phần họ thường ký những hợp đồng đầy rủi ro pháp lý, phát sinh tranh chấp bởi các mẫu hợp đồng chỉ quy định các điều khoản cơ bản nhất.

a. Các loại hợp đồng thương mại Luật Thái An soạn thảo

Chúng tôi chuyên soạn thảo các loại hợp đồng, trong đó có rất nhiều loại hợp đồng thương mại như sau:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước hoặc quốc tế;
  • Hợp đồng cung ứng dịch vụ;
  • Hợp đồng quảng cáo thương mại;
  • Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;
  • Hợp đồng môi giới thương mại;
  • Hợp đồng gia công trong thương mại;
  • Hợp đồng đại lý thương mại
  • Hợp đồng đấu giá hàng hóa;
  • Hợp đồng dịch vụ Logistics
  • Hợp đồng thương mại quốc tế

Quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng là một khoản đầu tư thông minh so với chi phí phải bỏ ra khi có rủi ro pháp lý. Ngoài dịch vụ soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác như rà soát hợp đồng, tư vấn đàm phán thương lượng, thực hiện, thanh lý và tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Nguyễn Văn Thanh