A – Z về thành lập trường trung học và trường liên cấp

Giáo dục con người là mục tiêu cốt lõi của nước ta khi thay đổi, ban hành các chính sách mới. Nhất là khi văn hóa các nước du nhập thì đạo đức con người Việt Nam vẫn được đặt lên hàng đầu. Do vậy, việc thành lập các trường học như trường trung cấp, trường liên cấp… được nhà nước quan tâm và quy định điều kiện khi thành lập.

Trong bài viết này, Công ty Luật Thái An – với mong muốn đóng góp công sức bào quá trình giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí,  chúng tôi tư vấn về các vấn đề pháp lý khi thành lập trường trung học và trường liên cấp.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập trường trung học và trường liên cấp

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc thành lập trường trung học và trường liên cấp là các văn bản pháp luật sau đây:

Để có thể kinh doanh giáo dục tiểu học, nhà đầu tư phải đăng ký kinh doanh, cụ thể là thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ trình bầy cụ thể dưới đây:

2. Ngành nghề giáo dục trung học và liên cấp

Giáo dục trung học gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông, cụ thể như sau:

a. Trung học cơ sở:

Giáo dục trung học cơ sở gồm:

  • Hoạt động giáo dục trong các trường trung học cơ sở, thời gian học 4 năm (gồm các lớp từ 6 đến 9, nhận học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6);
  • Hoạt động giáo dục trong các trường năng khiếu) ca, múa, nhạc, ngoại ngữ, thể thao…) và hoạt động giáo dục trong các trường lớp đặc biệt dành cho những học sinh khuyết tật có chương trình tương đương cấp trung học cơ sở;
  • Hoạt động giáo dục trong các trường thanh niên vừa học, vừa làm, thanh niên dân tộc vùng cao…có chương trình tương đương cấp trung học cơ sở;
  • Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về tiếng việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

b. Trung học phổ thông:

Giáo dục trung học phổ thông gồm:

  • Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học (từ lớp 10 đến lớp 12, nhận học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học lớp 10);
  • Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động;
  • Hoạt động giáo dục trong các trường năng khiếu) ca, múa, nhạc, ngoại ngữ, thể thao..) và hoạt động giáo dục trong các trường lớp đặc biệt dành cho những học sinh khuyết tật có chương trình tương đương cấp trung học phổ thông;
  • Hoạt động giáo dục trong các trường thanh niên vừa học, vừa làm, thanh niên dân tộc vùng cao…có chương trình tương đương cấp trung học phổ thông.

Trường phổ thông liên cấp là trường có nhiều cấp học gồm tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

3. Điều kiện kinh doanh giáo dục

Dịch vụ giáo dục là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên phải xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh. Nhà đầu tư phải thỏa mãn các nhóm điều kiện sau:

a. Điều kiện thành lập:

  • Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phư­ơng, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm bảo đảm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học.
  • Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm và diện tích đất dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

b. Điều kiện hoạt đông giáo dục:

Điều kiện để trường tiểu học có thể hoạt động giáo dục khá chi tiết về nhiều phương diện như địa điểm, đất đai xây dựng nhà trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự và bộ máy quản lý, chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

Về cơ sở vật chất:

  • Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và bảo đảm học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;
  • Phòng học bộ môn: Thực hiện theo quy định về quy chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
  • Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn – Đội, phòng truyền thống;
  • Khối hành chính – quản trị gồm: Phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể;
  • Khu sân chơi, bãi tập: Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, có đủ thiết bị luyện tập thể dục, thể thao và bảo đảm an toàn;
  • Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh;
  • Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học.

Về địa điểm:

  • Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên. Trường học là một khu riêng, có tường bao quanh, có cổng trường và biển tên trường.

Về chương trình:

  • Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học.

Về nhân sự:

  • Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo phù hợp với từng cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục.

Về tài chính:

  • Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

Về quản lý:

  • Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
trường trụng học
Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển nền kinh tế thị trường nên nhà nước ta coi trọng việc thành lập trường trung học – Nguồn ảnh minh họa: Internet

4. Đăng ký kinh doanh

Việc đăng ký kinh doanh là quá trình xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị cung cấp các thông tin sau:

a)    Về ngành nghề kinh doanh:

Cạn cần chỉ ra mã ngành cấp 4 đối với trường tiểu học, đó là 8531.

b)    Về vốn điều lệ:

Ngoài một số ngành nghề đặc biệt (thí dụ, kinh doanh bất động sản) mà pháp luật có quy định mức vốn tổi thiểu (hay còn gọi là “vốn pháp định”), còn thì nhìn chung không có quy định vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu.

Tuy nhiên, vốn điều lệ cần để ở mức hợp lý để đảm bảo trang trải các chi phí vận hành doanh nghiệp. Vốn điều lệ sẽ quyết định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (chi tiết bên dưới). Mặt khác thì nếu để mức vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm uy tín của doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu.

c)    Về địa điểm đặt trụ sở doanh nghiệp:

Cần chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm; lưu ý: không được đặt trụ sở doanh nghiệp tại căn hộ chung cư.

d)    Về người đại diện theo pháp luật:

Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép Doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Chức danh của người này có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc hay một chức danh khác theo Điều lệ doanh nghiệp quy định.

e)    Về loại hình doanh nghiệp:

Bạn có thể chọn một trong các loại hình dưới đây. Để biết rõ về đặc điểm từng loại hình, hồ sơ và thủ tục thành lập, bạn vui lòng tham khảo:

Thời gian xử lý là 5 ngày làm việc.

5. Xin “giấy phép con”

Nếu coi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là “giấy phép lớn” thì phải phải tiếp tục làm thủ tục xin một hoặc vài “giấy phép con” khác, đó là:

a)    Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp phải xin Văn bản cho phép thành lập trường tiểu học từ UBND quận, huyện và Quyết định cho phép hoạt động giáo dục từ Sở Giáo dục và đào tạo. Cụ thể như sau:

Xin phép thành lập trường tiểu học:

Thẩm quyền cấp phép:
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.
Hồ sơ:
  • Tờ trình về việc thành lập trường;
  • Đề án thành lập trường;
  • Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng.
Trình tự thực hiện:
  • Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông;
  • Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện thành lập trường trung học; nếu đủ điều kiện thì có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến người có thẩm quyền; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.

Xin phép được hoạt động giáo dục:

Thẩm quyền:
  • Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học cơ sở.
  • Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông.
Hồ sơ:
  • Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;
  • Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;
Thủ tục:
  • Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền
  • Người có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường trung học; nếu đủ điều kiện thì ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

b)     Giấy phép đối với cơ sở giáo dục:

Giấy phép phòng cháy chữa cháy:

Trường phổ thông có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thuộc diện phải xin thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, theo quy định của Luật phòng cháy chữa cháy. Điều này có nghĩa là khi xây dựng nhà trường, bản thiết kế phải đảm bảo an toàn cháy nổ và phải được cơ quan phòng cháy chữa cháy phê duyệt. Khi hoàn thành xây dựng thì công trình phải được cơ quan PCCC nghiệm thu thì mới được đi vào hoạt động.

Nếu nhà trường có khối tích nhỏ hơn 5.000 m3 thì phải có được biên bản đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy do công an PCCC cấp.

Bạn có thể tham khảo bài viết Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho trường học.

6. Các vấn đề liên quan tới kế toán, tài chính đối với trường trung học hoặc trường liên cấp

a)     Lập hồ sơ khai thuế ban đầu

Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện đăng ký hồ sơ khai thuế ban đầu tại Chi cục thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ trở chính, đồng thời làm thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn. Để biết thêm chi tiết, mời bạn tham khảo bài viết Thủ tục đăng ký hồ sơ khai thuê ban đầu.

b)     Các loại thuế và phí cơ bản phải nộp

Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế sau:

  • Lệ phí môn bài:
    • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
    • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
  • Thuế VAT: Dịch vụ dậy học không thuộc đối tượng chịu thuế VAT.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Giáo dục là ngành nghề ưu đãi đầu tư và được hưởng thuế suất TNDN là 10% trong suốt thời gian hoạt động (theo điểm a khoản 2 Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, được sửa đổi bổ sung bởi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013). Lưu ý, nếu trong ba năm đầu doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu thì không phải chịu thuế.
  • Thuế thu nhập cá nhân của nhân viên doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế xuất nhập khẩu: Áp dụng nếu doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Giáo dục là ngành nghề ưu đãi đầu tư và được giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP)

7. Ưu đãi đầu tư đối với trường trung học, trường liên cấp

Trường trung học, trường liên cấp được hưởng ưu đãi nếu dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:

  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất, kinh doanh.
  • Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Bạn hãy tham khảo Danh sách địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

8. Các vấn đề về lao động và bảo hiểm đối với trường trung học, trường liên cấp

a)    Hợp đồng lao động

Doanh nghiệp cần ký hợp đồng lao động theo các quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi ký Hợp đồng lao động cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Chủ thể của hợp đồng lao động
  • Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động
  • Thời hạn của hợp đồng lao động…

b)     Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có từ 10 nhân viên trở lên phải có Nội quy lao động đăng ký với Sở Lao động Thương binh Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Nội quy sẽ là căn cứ cho các quyết định của doanh nghiệp về kỷ luật, khen thưởng, sa thải …người lao động. Bạn có thể tham khảo bài viết Soạn thảo và đăng ký Nội quy lao động.

Các doanh nghiệp lớn với số hàng trăm nhân viên nên có Thỏa ước lao động tập thể. Doanh nghiệp khởi nghiệp nên tham khảo ý kiến của luật sư về cách xây dựng Thỏa ước lao động tập thể để “đôi bên cùng có lợi”, ngăn ngừa tranh chấp lao động.

c)  Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp các loại bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động khi ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên.

9. Dịch vụ thành lập trường trung học, trường liên cấp

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi.

 

Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói