Xử phạt vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng

Xây dựng cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vậy nên với các hành vi không đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy định pháp luật trong hoạt động lập, phê duyệt dự án xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính. Bởi vậy, trong bài viết sau, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề xử phạt vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng theo quy định hiện hành.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về xử phạt vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định về xử phạt vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng là các văn bản pháp lý sau đây:

2. Khái quát về hoạt động lập, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

  •  Khái niệm về “Lập dự án đầu tư xây dựng” được quy định tại Điều 26 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định như sau:

“26. Lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng.”

  • Việc lập dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định tại Điều 52 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 và các văn bản khác có liên quan.
  •  Đối với hoạt động phê duyệt dự án xây dựng, Người quyết định đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng.
  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định dự án hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đã được đăng ký trên trang thông tin điện tử về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Luật này để thẩm tra dự án làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt dự án. Chi phí thẩm tra, phí thẩm định dự án và thiết kế cơ sở được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.

Theo đó, tùy từng trường hợp, hành vi cụ thể mà các chủ thể có thể bị xử phạt do không đáp ứng yêu cầu đối với hoạt động lập, phê duyệt dự án xây dựng.

3. Xử phạt vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng

Chủ thể bị xử phạt vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng: là người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, người quản lý và sử dụng công trình có hành vi vi phạm.

Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư (hoặc chủ sở hữu), người quản lý và sử dụng công trình xây dựng bị xử phạt như sau:

3.1. Hình thức xử phạt chính – phạt tiền đối với vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng:

Mức 1: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Không tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đối với công trình theo quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
  • Không trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định.
Hình thức phạt tiền đối với vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng theo quy định pháp luật
Hình thức phạt tiền đối với vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng theo quy định pháp luật – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Mức 2: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình không đúng quy định.

Mức 3: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Phương án công nghệ và phương án thiết kế không phù hợp theo quy định;
  • Không đảm bảo đủ vốn của dự án theo quy định;
  • Không đảm bảo hiệu quả tài chính hoặc hiệu quả kinh tế – xã hội đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP;
  • Không phù hợp với nội dung chủ trương đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Lưu ý, mức phạt vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng theo các hành vi nêu trên là mức phạt áp dụng với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

3.2. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng:

Các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng đối với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, người quản lý và sử dụng công trình quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:

  • Buộc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình với hành vi không tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đối với công trình theo quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình
  • Buộc trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định với hành vi không trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng;
  • Buộc phê duyệt điều chỉnh dự án theo đúng quy định với hành vi phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình không đúng quy định.
  • Buộc lập lại dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt với hành vi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án chưa khởi công xây dựng;
Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng
Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng – Nguồn ảnh minh họa: Internet
  • Buộc lập và phê duyệt lại dự án đầu tư xây dựng đảm bảo phương án công nghệ và phương án thiết kế theo quy định với hành vi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình có phương án công nghệ và phương án thiết kế không phù hợp theo quy định đối với công trình chưa thi công xây dựng;
  • Buộc lập và phê duyệt lại dự án đầu tư xây dựng đảm bảo hiệu quả tài chính hoặc hiệu quả kinh tế – xã hội với hành vi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng không đảm bảo hiệu quả tài chính hoặc hiệu quả kinh tế – xã hội đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP;
  • Buộc lập và phê duyệt lại dự án đầu tư xây dựng phù hợp với nội dung chủ trương đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt với hành vi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng không phù hợp với nội dung chủ trương đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt

4. Tóm tắt phần tư vấn về vấn đề xử phạt vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng

Như vậy, chủ thể bị xử phạt vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng là người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, người quản lý và sử dụng công trình có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp tại Điều 12 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Ngoài phải chịu mức phạt tiền, tùy từng hành vi vi phạm mà các chủ thể còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng.

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề xử phạt vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng. Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý

5. Dịch vụ tư vấn pháp luật và khiếu nại hành chính Luật Thái An

Ngày nay, nhu cầu tư vấn pháp luật nói chung và dịch vụ tư vấn khiếu nại, tố cáo ngày càng được khách hàng chú trọng.

Nếu có căn cứ chứng minh việc các chủ thể bị xử phạt vi phạm về lập phê duyệt dự án xây dựng không có cơ sở hoặc không đúng thẩm quyền, trình tự luật định thì cá nhân, tổ chức có thể kiếu nại hành chính.

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về khiếu nại là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội. 

Nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, Công ty Luật Thái An cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khiếu nại, tố cáo hành chính

Nguyễn Văn Thanh