Chia thừa kế là một chế định trong pháp luật dân sự nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, bơi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Vậy thời hiệu khởi kiện chia tài sản được quy định như thế nào. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An với sứ mệnh đem lại công bằng, công lý cho những người yếu thế, ít hiểu biết pháp luật, chúng tôi sẽ tư vấn về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản.
Câu hỏi của khách hàng về vấn đề thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản:
Chào luật sư. Tôi tên là Hòa, 54 tuổi, hiện đang cư trú tại Hà Giang. Tôi có một thắc mắc về vấn đề thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản như sau mong được luật sư giải đáp giúp cho:
Ông bà tôi mất cách đây 31 năm. Trong 3 năm này, có 02 năm bác tôi đi công tác nước ngoài. Hiện nay, bác tôi về đòi khởi kiện chia thừa kế đối với mảnh đất ông bà tôi để lại. Luật sư cho tôi hỏi, bác tôi có khởi kiện được không?
Luật Thái An trả lời câu hỏi về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản:
Cơ sở pháp lý điều chỉnh thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản là Bộ luật Dân sự 2015.
2. Thời hiệu chia di sản thừa kế là gì:
Theo điều 149 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Từ đó, có thể hiểu thời hiệu chia di sản thừa kế là một khoảng thời gian nhất định mà khi hết khoảng thời gian này, người thừa kế không có quyền yêu cầu chia di sản của người đã chết nữa.
Theo quy định của pháp luật, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc. Tức là nếu một vụ việc hết thời hiệu giải quyết mà các bên không yêu cầu áp dụng thời hiệu thì vụ việc vẫn đưa tòa án giải quyết bình thường.
===>>> Xem thêm: Khai nhận di sản thừa kế
Bên cạnh đó, người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
3. Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản theo quy định của pháp luật:
Theo điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế thì:
“Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.”
Như vậy, tính từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết hoặc xác định là đã chết theo bản án, quyết định của Tòa án) thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.
===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thừa kế
4. Khi nào thì thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế:
Theo điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 thì Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
“1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.”
Theo đó, có 4 trường hợp thời gian không tính vào thời hiệu đó là thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian có trở ngại khách quan, người có quyền khởi kiện là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện hoặc chưa có người đại diện thay thế do người đại diện chết, chấm dứt tồn tại hoặc người đại diện có lý do chính đáng không thể đại diện được.
===>>> Xem thêm: Luật thừa kế di chúc

Xét vào trường hợp của bác bạn có đi nước ngoài 02 năm, đây có thể tính là trở ngại khách quan nếu ông bà bạn mất đúng vào khoảng thời gian 02 năm đó mà bác ở nước ngoài không được biết và không được thông báo về việc ông bà mất nên không biết quyền thừa kế của mình đã phát sinh.
Ngoài ra, nếu ông bà mất trước khi bác đi nước ngoài mà trong khoảng thời gian bác ở nước ngoài đó có những trở ngại khác như thiên tai, dịch bệnh, địch họa,… làm cho bác không thể về Việt Nam thực hiện quyền thừa kế của mình thì 02 năm này cũng không được tính vào thời hiệu chia thừa kế. Trường hợp này, thời hiệu chia thừa kế là bất động sản vẫn còn, dù ông bà đã mất 31 năm nhưng không tính 02 năm, do đó thời hiệu chia thừa kế mới chỉ có 29 năm.
===>>> Xem thêm: Thủ tục lập di chúc
5. Các trường hợp đặc biệt áp dụng thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản
Ngoài ra, do thông tin bạn cung cấp ông bà bạn đã mất cách đây 31 năm, tức là năm 1989 thì theo Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 05 tháng 01 năm 2018 giải đáp một số vấn đề về nghiệp vụ thì:
“Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990.
Khi xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-7-1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-01-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia; thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-9-2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.”
Theo đó, đối với các trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990. Đối với di sản là nhà ở thì đối với trường hợp thừa kế không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-01-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện (2,5 năm) và đối với đối với trường hợp thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-9-2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện (10 năm 02 tháng).
===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Như vậy, thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với mảnh đất của ông bà bạn vẫn còn. Trường hợp bác bạn đi nước ngoài không có trở ngại khách quan thì thời hiệu tính đến ngày 10/09/2020, trường hợp có trở ngại khách quan thì thời gian xảy ra sự kiện khách quan sẽ không tính thời hiệu.
Nếu di sản là nhà ở thì thời hiệu được tính thêm 02 năm 06 tháng nếu không có người thừa kế định cư ở nước ngoài và được tính thêm 10 năm 02 tháng nếu có người thừa kế định cư ở nước ngoài theo Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 05 tháng 01 năm 2018 giải đáp một số vấn đề về nghiệp vụ.
===>>> Xem thêm: Người để lại di sản có quyền truất quyền thừa kế theo di chúc không ?
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với bất động sản. Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!
6. Dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện dịch vụ về thừa kế, di chúc của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về thừa kế và di chúc là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ với những đồng người thừa kế khác, hoặc với những người thừa kế của bạn trong tương lai. Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Thái An để được tư vấn cụ thể.
===>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn luật thừa kế
Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới thừa kế, di chúc g thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
===>>> Xem thêm: Khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.