Quyền lợi khi tạm đình chỉ công việc của người lao động

Tạm đình chỉ công việc của người lao động là việc cho người lao động tạm ngừng làm việc vì những lý do nhất định. Việc tạm đình chỉ việc làm của người sử dụng lao động không được tùy tiện mà phải tuân theo quy định của pháp luật. Để cùng bạn đọc tìm hiểu về các quy định đó là gì, Công ty Luật Thái An với đội ngũ luật sư lao động, sẽ tư vấn về quyền lợi khi tạm đình chỉ công việc của người lao động trong bài viết dưới đây.


1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định tạm đình chỉ công việc của người lao động

Cơ sở pháp lý điều chỉnh quy định tạm đình chỉ công việc của người lao động là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Về vấn đề tạm đình chỉ công việc của người lao động

Điều 128 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về vấn đề tạm đình chỉ công việc như sau:

“Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.”

Theo đó, tạm đình chỉ công việc được coi là hình thức tạm ngưng công việc của người lao động sau khi người lao động có hành vi vi phạm với những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây cản trở, khó khăn cho việc xác minh.

Ngoài ra, Điều 128 còn quy định:

“Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.

Như vậy, việc tạm đình chỉ công việc không thể diễn ra theo tự ý của người sử dụng lao động. Trường hợp không có tổ chức đại diện lao động do số lượng lao động ít thì căn cứ để người sử dụng lao động tạm đình chỉ công việc của người lao động là dựa trên thoả thuận trong hợp đồng lao động hoặc trong nội quy lao động đã công bố sử dụng tại nơi làm việc.

===>>> Xem thêm: Các hình thức kỷ luật người lao động

3. Thời gian tạm đình chỉ công việc của người lao động

Khoản 2 Điều 128 Bộ Luật Lao động 2019 giới hạn thời gian tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không được vượt quá 15 ngày. Trong các trường hợp đặc biệt như đối với các trường hợp liên quan đến tài chính, tài sản, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì cũng không được vượt quá 90 ngày.

===>>> Xem thêm: Có thể đi làm lại sau khi tạm giam không?

Thời gian tạm đình chỉ công việc thông thường không quá 15 ngày
Thời gian tạm đình chỉ công việc thông thường không quá 15 ngày – Nguồn ảnh minh họa: Internet

4. Quyền lợi người lao động khi bị tạm đình chỉ công việc

Để bảo vệ quyền lợi người lao động, Bộ Luật Lao động 2019 đã quy định một số quyền của người lao động trong khoảng thời gian bị tạm đình chỉ công việc, không được đi làm, không có tiền lương để đảm bảo cho cuộc sống, cụ thể:

  • Trước khi bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng trước 50% tiền lương.
  • Sau khi hết thời gian đình chỉ, dù bị xử lý kỷ luật cũng sẽ không phải trả tiền lương đã tạm ứng. Như vậy là trong mọi trường hợp, người lao động được hưởng ít nhất là 50% số lương theo hợp đồng lao động.
  • Sau quá trình điều tra xem xét, người lao động không bị xử lý kỉ luật thì người sử dụng lao động phải trả đủ khoản tiền lương cho người lao động trong thời gian tạm đình chỉ công việc.
  • Người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời gian đình chỉ.
  • Trường hợp người lao động không thoả mãn với quyết định tạm đình chỉ công việc thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, hoặc làm đơn gửi Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, hoặc tiến hành yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Tiền lương làm căn cứ tạm ứng là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề khi người lao động bị tạm đình chỉ và sẽ được tính tương ứng với các hình thức trả lương quy định tại Khoản 1 điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

===>>> Xem thêm: Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề quyền lợi khi tạm đình chỉ công việc của người lao độngXin lưu ý là sau thời điểm chúng tôi viết bài này, các quy định của pháp luật có thể thay đổi. Hãy gọi tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

5. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động cũng cần hiểu mình được phép làm gì và không làm gì đối với người lao động, nếu không có thể gây ra khiếu nại, khiếu kiện mà đáng ra có thể tránh được.

===>>> Xem thêm: Tư vấn luật lao động

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới lao động như chấm dứt hợp đồng lao động, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng người sử dụng lao động thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

===>>> Xem thêm: Khởi kiện vụ án tranh chấp lao động

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói