Quy định về đình công cần biết !
Đình công là một biểu hiện của quyền tự do tổ chức và tham gia hoạt động công đoàn, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động.
Tại Việt Nam, quy định về đình công được xác định rõ trong bộ luật lao động và các văn bản pháp lý liên quan, mang lại cơ sở pháp lý cho các tổ chức lao động và người lao động khi thực hiện quyền này.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu khái quát về quy định về đình công theo pháp luật Việt Nam, nhấn mạnh vai trò và giới hạn của quyền này, cũng như các điều kiện và quy trình mà người lao động cần tuân theo khi thực hiện đình công.
1. Đình công là gì ?
Căn cứ vào điều 198 Bộ luật lao động 2019, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
2. Khi nào người lao động có quyền đình công ?
Không phải lúc nào cũng có thể đình công, đình công cũng phải tuân thủ pháp luật. Điều 199 bộ luật lao động 2019 quy định các trường hợp có thể đình công, đó là:
- Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải: Trong trường hợp hòa giải không đạt được hoặc hết thời hạn hòa giải, và hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, tổ chức đại diện người lao động có quyền thực hiện đình công.
- Vấn đề với Ban trọng tài lao động: Điều này bao gồm những tình huống như việc Ban trọng tài lao động không được thành lập, hoặc nếu đã thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp. Người lao động cũng có quyền đình công nếu người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Như vậy, căn cứ pháp lý trên cung cấp cơ sở pháp lý cho quyền đình công của tổ chức đại diện người lao động, giúp bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
3. Trình tự tổ chức đình công như thế nào ?
Trình tự đình công được quy định cụ thể tại điều 200 bộ luật lao động 2019 cụ thể như sau:
- Bước 1: Lấy ý kiến về đình công
- Bước 2: Ra quyết định đình công và thông báo đình công
- Bước 3: Tiến hành đình công.
Trình tự đình công được thể hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Lấy ý kiến về đình công
Căn cứ theo điều 201 bộ luật lao động 2019:
Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
- Đồng ý hay không đồng ý đình công;
- Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 Bộ luật Lao động 2019.
Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.
Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày.
Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Bước 2: Ra quyết định đình công và thông báo đình công
Căn cứ theo điều 202 bộ luật lao động 2019 thì khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.
Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
- Kết quả lấy ý kiến đình công;
- Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
- Phạm vi tiến hành đình công;
- Yêu cầu của người lao động;
- Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
Bước 3: Tiến hành đình công
Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
4. Khi nào đình công là bất hợp pháp ?
Căn cứ theo điều 204 bộ luật lao động 2019 thì đình công sẽ bất hợp pháp khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Việc đình công không nằm trong các trường hợp được quy định tại Điều 199 của Bộ Luật lao động (đã trình bầy ở trên)
- Tổ chức đại diện người lao động không có quyền tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công
- Cuộc đình công vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ Luật lao động
- Tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ Luật lao động
- Đình công tại nơi không được phép đình công: Nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người. Danh sách những nơi không được đình công được Chính phủ quy định tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020.
- Nếu đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền mà đình công vẫn tiếp tục.
Sau đây là danh sách các doanh nghiệp không được phép tổ chức đình công:
SẢN XUẤT, TRUYỀN TẢI, ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN
- 03 đơn vị thuộc Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam, gồm: Công ty Thủy điện Hòa Bình; Công ty Thủy điện Sơn La; Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.
- Công ty Nhiệt điện Duyên Hải thuộc Tổng Công ty Phát điện 1.
- Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ thuộc Tổng Công ty Phát điện 3.
- Các Công ty truyền tải điện thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia.
THĂM DÒ, KHAI THÁC, SẢN XUẤT, CUNG CẤP DẦU KHÍ
- Công ty Điều hành đường ống Tây Nam thuộc Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
- 02 đơn vị thuộc Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí, gồm: Công ty điều hành Thăm dò khai thác Dầu khí trong nước; Công ty liên doanh điều hành Vietgazprom.
- 08 đơn vị thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam, gồm: Công ty Chế biến khí Vũng Tàu; Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ; Công ty kinh doanh sản phẩm khí; Công ty khí Cà Mau; Công ty đường ống khí Nam Côn Sơn; Công ty cổ phần LPG Việt Nam; Công ty cổ phần kinh doanh khí Miền Nam; Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam.
- Liên doanh Việt – Nga Vietsopetro.
BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG KHÔNG, AN TOÀN HÀNG HẢI
- Các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
- Các cảng hàng không thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Cần Thơ.
- Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc.
- Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa tiêu hàng hải TKV.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam.
CUNG CẤP HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
- Tổng Công ty Hạ tầng mạng thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
- Tổng Công ty Mạng lưới Viettel thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
CÁC DOANH NGHIỆP CUNG CẤP NƯỚC SẠCH, THOÁT NƯỚC, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHO CÁC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
TRỰC TIẾP PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH
5. Các hành vi bị cấm khi đình công
Căn cứ theo điều 208 bộ luật lao động 2019 thì các hành vi sau đây là bị cấm khi đình công:
- Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
- Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
- Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
- Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
- Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Quy định trên là một biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động. Như vậy, các quy định trên không chỉ bảo vệ quyền lợi và tự do của người lao động mà còn tạo ra một môi trường đình công công bằng và an toàn, hỗ trợ quá trình giải quyết tranh chấp lao động một cách công bằng và hiệu quả.
Luật Thái An là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong việc hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định pháp luật lao động tại Việt Nam. Từ đó bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình từ đó giúp bạn bảo vệ được quyền lợi của mình trước doanh nghiệp và ngược lại.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI !
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024