Công việc của luật sư trong vụ án hình sự

Trong vụ án hình sự vai trò của Luật sư là vô cùng quan trọng. Luật sư không chỉ giúp bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ mà còn đảm bảo việc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án giải quyết vụ án hình sự một cách khách quan, đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm. Theo đó, các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự khá là nhiều và không phải đơn giản. Vậy để biết các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Cơ sở pháp lý quy định về công việc của Luật sư trong vụ án hình sự

Cơ sở pháp lý quy định về công việc của Luật sư trong vụ án hình sự là các văn bản pháp luật sau:

2. Vụ án hình sự gồm những giai đoạn nào?

Một vụ án hình sự sẽ bao gồm những giai đoạn sau đây:

  • Khởi tố vụ án hình sự: Là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tố tụng hình sự. Ở giai đoạn này Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm.
  • Điều tra vụ án hình sự: Sau khi khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành các hoạt động điều tra hoặc các biện pháp khác nhằm thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm. Kết thúc điều tra cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố nếu có đủ chứng cứ.
  • Truy tố vụ án hình sự: Đây là giai đoạn Viện kiểm sát kiểm tra lại toàn bộ các hoạt động điều tra cũng như các chứng cứ đã thu thập được của cơ quan có thẩm quyền để xem xét việc có đủ điều kiện đưa vụ án ra xét xử hay không.
  • Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự: Giai đoạn này được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án do Viện Kiểm sát chuyển sang. Kết thúc giai đoạn này Hội đồng xét xử đưa ra bản án hoặc các quyết định sơ thẩm.
  • Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự: Sau khi xét xử sơ thẩm, nếu như có kháng cáo hoặc kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp sẽ xét xử lại vụ án hoặc xét lại Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
  • Thi hành bản án và quyết định của Tòa án: Là giai đoạn bảo đảm cho bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án được đưa ra thi hành.
  • Giám đốc thẩm, tái thẩm: Là giai đoạn xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Công việc của luật sư trong vụ án hình sự sẽ được thực hiện theo các giai đoạn tương ứng nêu trên của vụ án hình sự.

các giai đoạn vụ án hình sự
Công việc của luật sư trong vụ án hình sự là rất nhiều do vụ án có nhiều giai đoạn – ảnh minh hoạ: Luật Thái An

3. Công việc của Luật sư trong vụ án hình sự được thực hiện dựa trên tư cách gì?

Căn cứ Điều 72, Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Luật sư sẽ tham gia vụ án hình sự với các tư cách là:

  • Luật sư bào chữa: Là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:  Là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Như vậy, dựa trên tư cách là Luật sư bào chữa, Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Luật sư sẽ thực hiện các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ của mình.

 

4. Công việc của Luật sư trong vụ án hình sự được thực hiện từ thời điểm nào?

Công việc của Luật sư trong vụ án hình sự sẽ được thực hiện kể từ thời điểm Luật sư được tham gia vào vụ án hình sự.

4.1 Đối với Luật sư bào chữa

Căn cứ quy định tại Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự thì thời điểm Luật sư bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

  • Trường hợp bắt, tạm giữ người thì Luật sư bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
  • Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

4.2 Đối với Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 46/2019/TT-BCA thì: Thời điểm Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự tham gia vụ án hình sự là  kể từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và có căn cứ xác định tư cách tham gia tố tụng của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

5. Các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự: Giai đoạn khởi tố

Với tư cách là Luật sư bào chữa cho người bị buộc tội, công việc của Luật sư trong vụ án hình sự ở giai đoạn khởi tố sẽ là:

  • Kiểm tra về căn cứ, thẩm quyền và trình tự khởi tố.
  • Kiểm tra các nguồn chứng cứ được sử dụng làm căn cứ khởi tố vụ án
  • Với những vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, kiểm tra có hay không yêu cầu khởi tố theo đúng quy định.
  • Đánh giá các chứng cứ và đối chiếu với các quy định pháp luật để xác định tội danh mà cơ quan tố tụng áp dụng đúng hay không
  • Thu thập các chứng cứ, tài liệu khác
  • Đưa ra các kiến nghị phù hợp với cơ quan điều tra như: kiến nghị thay đổi các biện pháp ngăn chặn, triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, thu thập chứng cứ, trưng cầu giám định, kiến nghị huỷ bỏ quyết định khởi tố

Với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, công việc của Luật sư trong vụ án hình sự ở giai đoạn khởi tố sẽ là:

  • Cung cấp các tài liệu chứng cứ do Luật sư thu thập được hoặc do thân chủ cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền xét làm căn cứ khởi tố
  • Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu, Luật sư giúp bị hại làm đơn yêu cầu khởi tố kèm theo các tài liệu, chứng cứ
  • Trường hợp vụ án và bị can đã được khởi tố thi Luật sư cần phải kiểm tra, đánh giá các nguồn chứng cứ và đối chiếu với định của pháp luật để xác định các quyết định khởi tố đúng hay không và có đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ hay không.
  • Trường hợp cơ quan tố tụng không khởi tố vụ án thì Luật sự cần phải xem xét căn cứ không khởi tố, nếu thấy chưa đúng quy định của pháp luật thì cần phải kiến nghị khởi tố.
  • Kiểm tra, đánh giá các nguồn chứng cứ và đối chiếu, đề xuất, kiến nghị kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, như đề xuất trưng cầu giám định,  kiến nghị  áp dụng các biện pháp điều tra, các biện pháp ngăn chặn cần thiết…
  • Khiếu nại đối với quyết định không khởi tố vụ án.

6. Các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự: Giai đoạn điều tra

Luật sư bào chữa sẽ thực hiện các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự ở giai đoạn điều tra có thể kể đến như:

  • Gặp, hỏi người bị buộc tội
  • Giải thích cho người bị buộc tội hiểu về quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong giai đoạn điều tra; Giúp người bị buộc tội nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết…
  • Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can
  • Nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can
  • Xem biên bản về các hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và toàn bộ những quyết định tố tụng có liên quan đến người mà mình bào chữa
  • Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
  • Thu thập các tài liệu, chứng cứu liên quan đến việc bào chữa
  • Giám sát, phát hiện các vi phạm tố tụng của Điều tra viên và đưa ra yêu cầu, đề xuất
  • Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại theo quy định của pháp luật

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp sẽ thực hiện các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự ở giai đoạn điều tra có thể kể đến như:

  • Giải thích cho người mà mình bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp trong giai đoạn điều tra; Giúp người mà mình bảo vệ nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến vụ án hình sự
  • Tham gia các hoạt động điều tra cùng người mà mình bảo vệ
  • Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ.
  • Thu thập tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu, trao đổi, kiến nghị với các cơ quan tiến hành tố tụng
  • Yêu cầu giám định, định giá tài sản
  • Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng bảo vệ an toàn cho người mà mình bảo vệ
  • Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại theo quy định của pháp luật.

7. Các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự: Giai đoạn truy tố

Thông thường các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự ở giai đoạn truy tố sẽ là:

  • Nghiên cứu hồ sơ vụ án
  • Nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan
  • Tiếp tục thu thập tài liệu chứng cứ
  • Đồng hành với bị can/người bị hại/người tham gia tố tụng khác để hỗ trợ về tâm lý, về pháp lý khi làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng
  • Đưa ra những yêu cầu hoặc kiến nghị với Viện kiểm sát những vấn đề Cơ quan cảnh sát điều tra chưa làm, làm sai quy trình tố tụng để Viện kiểm sát điều tra bổ sung hoặc trả hồ sở điều tra bổ sung.

8. Các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự: Giai đoạn xét xử sơ thẩm

Tại giai đoạn xét xử sơ thẩm công việc của Luật sư trong vụ án hình sự sẽ là:

  • Nghiên cứu hồ sơ vụ án, nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan
  • Chuẩn bị kế hoạch hỏi tại phiên toà
  • Chuẩn bị phương án bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ
  • Tư vấn cho thân chủ trình tự thủ tục của phiên toà sơ thẩm, các tình huống có thể xảy ra ở phiên toà sơ thẩm
  • Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng khi xét thấy họ không trung thực, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án
  • Yêu cầu chủ tọa phiên tòa triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét; yêu cầu hoãn phiên tòa
  • Tham gia vào các hoạt động hỏi, tranh luận tại phiên tòa
  • Khiếu nại những quyết định, hành vi tố tụng của các cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • Đưa ra tư vấn hợp lý nhất về việc thực hiện quyền kháng cáo của thân chủ
  • Tư vấn soạn thảo đơn kháng cáo cho thân chủ nếu xét thấy nội dung bản án là không khách quan, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ…

9. Các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự: Giai đoạn xét xử phúc thẩm

Ở giai đoạn xét xử phúc thẩm này công việc của Luật sư trong vụ án hình sự sẽ là:

  • Nghiên cứu hồ sơ vụ án
  • Giúp khách hàng thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung nếu có
  • Tư vấn cho khách hàng:
    • tư vấn về tiến trình của phiên toà sơ thẩm
    • tư vấn về hướng bảo vệ cho khách hàng tại phiên toà phúc thẩm
    • tư vấn về các tình huống có thể xẩy ra tại phiên toà và những vấn đề Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên có thể hỏi

Tại phiên toà hình sự phúc thẩm, các hoạt động của luật sư trong phần khai mạc phiên toà, phần xét hỏi và phần tranh luận sẽ bám theo định hướng bào chữa, định hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đó là:

Nếu luật sư bảo vệ bị cáo kháng cáo theo hướng không phạm tội:

  • Trong phần xét hỏi, luật sư sẽ đưa ra các câu hỏi nhằm xác định hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm như bản án sơ thẩm đã nêu
  • Xuất trình các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong giai đoạn chuẩn bị tham gia phiên tòa phúc thẩm .
  • Trong phần tranh luận, luật sư sẽ phân tích, chứng minh rằng chưa đủ chứng cứ chứng minh những dấu hiệu của tội danh.

Nếu luật sư bảo vệ cho bị cáo kháng cáo theo hướng xin giảm nhẹ

  • Trong phần xét hỏi, luật sư sẽ đưa ra các câu hỏi nhằm chuyển sang tội danh nhẹ hơn, hoặc chuyển sang khung khoản khác của điều luật với mức hình phạt thấp hơn…
  • Trong phần tranh luận, luật sư đưa ra các căn cứ để kết tội bị cáo theo tội danh nhẹ hơn, hoặc đưa ra các tình tiết giảm nhẹ mà chưa được xem xét đầy đủ tại phiên toà sơ thẩm.

Nếu luật sư bảo vệ cho bị cáo kháng cáo theo hướng đề nghị hủy bản án sơ thẩm

  • Trong phần xét hỏi, luật sư sẽ đưa ra các câu hỏi nhằm chứng minh việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ và có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
  • Luật sư tranh luận, đối đáp với Viện kiểm sát, phân tích, chứng minh về việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Nếu luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự:

  • Trong phần xét hỏi luật sư đặt các câu hỏi nhằm làm rõ hai vấn đề cơ bản: trách nhiệm hình sự và trách nhiệm bồi thường dân sự.
  • Trong phần tranh luận, luật sư có thể đưa ra yêu cầu tăng hình phạt, truy tố về tội nặng hơn, áp dụng hình phạt bổ sung, áp dụng biện pháp tư pháp, tăng mức bồi thường thiệt hại, chuyển sang hình phạt khác nặng hơn.

10. Các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự: Giai đoạn thi hành án

Khi vụ án hình sự đến giai đoạn thi hành án, công việc của Luật sư trong vụ án hình sự sẽ là:

  • Tư vấn, giải thích cho thân chủ các quy định về quyền, nghĩa vụ liên quan tới việc thi hành án;
  • Tư vấn về các phương án kiến nghị, đề xuất, đề nghị với cơ quan có thẩm quyền liên quan tới việc thi hành án
  • Hỗ trợ thân chủ soạn thảo các văn bản kiến nghị, đề xuất liên quan
  • Hỗ trợ thân chủ tìm kiếm, hoàn thiện các tài liệu chứng minh cho kiến nghị,đề xuất
  • Nghiên cứu các văn bản pháp luật khác để nắm được các quy định của pháp luật về hệ thống tổ chức các cơ quan thi hành án hình sự, các cơ quan, tổ chức liên quan đến hoạt động thi hành án hình sự để có thể tư vấn cho thân chủ, liên hệ làm việc khi cần thiết.

11. Các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự: Giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm

Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự có thể kể đến là:

  • Giải thích, tư vấn về các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • Tư vấn về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
  • Tư vấn về thẩm quyền ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
  • Tư vấn về quyền của thân chủ trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
  • Phân tích, đánh giá, nhận định hậu quả pháp lý của việc giám đốc thẩm, tái thẩm
  • Nghiên cứu, phân tích hồ sơ, chứng cứ sơ bộ để xác định căn cứ đề nghị kháng nghị
  • Dự liệu trước hướng giải quyết vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
  • Tư vấn về thẩm quyền kháng nghị và cách thức đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
  • Tư vấn, hỗ trợ trong việc soạn thảo đơn đề nghị kháng nghị và gửi cho người có thẩm quyền;
  • Tham gia phiên tòa  trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.

12. Dịch vụ Luật sư bào chữa, Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 

12.1 Tại sao phải sử dụng dịch vụ Luật sư bào chữa, Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Việc luật sư tham gia vào vụ án hình sự sớm sẽ có nhiều tác dụng như:

  • Bảo đảm tính khách quan của việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, hạn chế được các vi phạm pháp luật có thể xảy ra ví dụ như: ép cung, mớm cung, bức cung, làm sai lệch hồ sơ vụ án,
  • Giúp phát hiện được những tình tiết mới của vụ án hoặc các tình tiết chứng cứ có lợi cho người mà mình bảo vệ
  • Hạn chế tối đa nhất việc oan, sai hoặc áp dụng hình phạt không đúng trong việc giải quyết các vụ án hình sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mà mình bảo vệ
  • Góp phần đảm bảo vụ án được giải quyết toàn diện, đúng quy định pháp luật thông qua việc thực hiện các công việc của Luật sư trong vụ án hình sự.

12.2 Địa chỉ cung cấp dịch vụ Luật sư bào chữa, Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp uy tín, chất lượng

Nếu bạn đang gặp khó trong trong việc tìm kiếm địa chỉ cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các vụ án hình sự, hãy đến ngay với Luật Thái An chúng tôi.

Tự hào là một trong những địa chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chất lượng, uy tín, Luật Thái An cam kết thực hiện mọi công việc của Luật sư trong vụ án hình sự theo đúng quy định kết hợp với kinh nghiệm hành nghề luật hàng chục năm để bào chữa, bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ trong vụ án hình sự.

Với đội ngũ các luật sư chất lượng cao, được đào tạo bài bản, thái độ làm việc chuyên nghiệp, quy trình làm việc chỉn chu, nhanh chóng, giá cả dịch vụ phải chăng, Luật Thái An chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng về những gì bạn nhận được khi lựa chọn chúng tôi.

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Đàm Thị Lộc