Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước khi tham gia vụ án hình sự như thế nào ?

Trong suốt quá trình tham gia tố tụng, luật sư vận dụng hết khả năng hiểu biết của mình và sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để tùy vào từng giai đoạn tố tụng và tùy vào những nội dung cụ thể kiến nghị cơ quan nhà nước để làm sáng tỏ những tình tiết xác định thân chủ mình là người bị buộc tội vô tội hoặc những vấn đề khác có lợi cho thân chủ. Luật sư kiến nghị các cơ quan nhà nước nào và đó có thể là những kiến nghị gì?

1. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước cơ quan nhà nước nào?

Trong các giai đoạn của một vụ án gồm điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử tái thẩm, xét xử giám đốc thẩm, thi hành án… thì luật sư làm việc với nhiều cơ quan trong nước, đó là cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân các cấp. Tuỳ theo các tình huống mà luật sư phải kịp thời đưa ra kiến nghị các cơ quan trên nhằm làm sáng tỏ vụ việc theo hướng có lợi cho khách hàng của mình.

2. Mục đích luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước cơ quan nhà nước

Việc luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước không chỉ giúp thân chủ của luật sư mà còn giúp cho cơ quan điều tra, tố tụng, xét xử nhằm xét xử đúng người, đúng tội:

  • Giúp cơ quan tiến hành tố tụng có góc nhìn chính xác, khách quan, đầy đủ, toàn diện các khía cạnh của vụ án hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
  • Giúp thân chủ vững tin khi thấy luật sư có những kiến nghị cơ quan nhà nước hợp tình, hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

3. Các nội dung luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước trong giai đoạn điều tra vụ án, khởi tố vụ án, khởi tố bị can

Ngay sau khi nắm được những nội dung cơ bản về vụ án (các sự kiện, các sự việc, các tình tiết, các đối tượng…) luật sư có thể đưa ra các kiến nghị phù hợp với cơ quan điều tra, đó là:

a. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước thay đổi biện pháp ngăn chặn

Tùy theo tính chất, mức độ phạm tội của bị can trong từng vụ án cụ thể mà các cơ quan điều tra có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác nhau như:

  • bắt, tạm giữ, tạm giam
  • cấm đi khỏi nơi cư trú
  • bảo lãnh
  • đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm

Dựa trên nguyện vọng của bị can và nếu bị can có nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng, đảm bảo sự có mặt của họ tại cơ quan điều tra… thì luật sư có thể kiến nghị cơ quan nhà nước cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét áp dụng các quỵ định pháp luật để thay đổi biện pháp ngăn chặn cho bị can từ tạm giam sang các biện pháp ngăn chặn khác sao cho phù hợp.

b. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước triệu tập người làm chứng để lấy lời khai

Nếu trong quá trình điều tra luật sư phát hiện hoặc thấy cần thiết phải thu thập thêm những chứng cứ, tài liệu để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án thì luật sư có thể chủ động thu thập và cung cấp cho cơ quan điều tra hoặc đề nghị cơ quan điều tra tiến hành thu thập. Chứng cứ được thu thập có thể là vật chứng, lời khai, lời trình bày, dữ liệu điện tử, kết luận giám định, định giá tài sản…

Sau khi đã có thêm chứng cứ, luật sư sẽ cung cấp chứng cứ cho cơ quan điều tra. Việc bàn giao phải được lập biên bản. Tất cả các tài liệu, đồ vật này đểu được coi là chứng cứ nếu nó phù hợp với các quy định của pháp luật về chứng cứ.

Ngoài ra, trong các vụ án hình sự, lời khai của người làm chứng có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh vụ án. Vì vậy, trong trường hợp phát hiện người làm chứng có lời khai có lợi cho thân chủ, luật sư đề xuất cơ quan điều tra triệu tập để lấy lời khai.

c. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước về thu thập chứng cứ

Nếu luật sư phát hiện chứng cứ có lợi cho thân chủ nhưng xét thấy khó tự mình thu thập thì sẽ kiến nghị cơ quan nhà nước đề nghị cơ quan điều tra thu thập. Thường thì trong các vụ án hình sự, cơ quan điều tra là cơ quan có thể thu thập chứng cứ một cách dễ dàng hơn do họ có sức mạnh của nhà nước, có đội ngũ nhân sự, tinh thông nghiệp vụ cùng các trang thiết bị cần thiết.

d. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước về khắc phục hậu quả

Trong quá trình điều tra, đối với vụ án xâm phạm sở hũu hoặc liên quan đến thiệt hại về tài sản, nếu bị can đã đồng ý về việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại thì luật sư cũng kiến nghị cơ quan điều tra để cho bị can được thực hiện các thủ tục xử lý tài sản của bị can. Đó có thể là kiến nghị cho phép Công chứng viên tới trại giam để làm thủ tục chuyển nhượng bất động sản, tạo điều kiện cho bị can uỷ quyền thực hiện các giao dịch bán tài sản…

luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước
Nội dung luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước trong giai đoạn điều tra, truy tố.

4. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước tại giai đoạn truy tố, xét xử

Trong giai đoạn truy tố, xét xử, luật sư được tiếp cận sao chụp và nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, do đó, luật sư sẽ đánh giá được những chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được và tìm ra hướng để giải quyết vụ án. Luật sư sẽ kiến nghị cơ quan nhà nước các vấn đề liên quan đến định hướng bào chũa, bảo vệ trong vụ án hình sự, bao gồm: Có tội hay không có tội, trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc thu thập chứng cứ…

a. Luật sư kiến nghị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, luật sư xác định bị can không oan, đã khai nhận đầy đủ hành vi phạm tội và lời khai của thân chủ phù hợp với các chứng cứ khác đã có trong hổ sơ vụ án thì tùy theo từng vụ án cụ thể luật sư sẽ kiến nghị cơ quan nhà nước giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo hướng chuyển tội danh sang tội danh khác nhẹ hơn, chuyển khung hình phạt hoặc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.

b. Luật sư kiến nghị chuyển tội danh sang tội danh khác nhẹ hơn:

Khi có căn cứ để để nghị thay đổi tội danh, luật sư sẽ chứng minh hành vi của bị can thỏa mãn một tội danh khác nhẹ hơn.

c. Luật sư kiến nghị chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn:

Lật sư sẽ căn cứ vào kết luận giám định, định giá tài sản, quy định của pháp luật và chứng cứ trong vụ án để đánh giá các tình tiết định khung (giá trị tài sản, tỷ lệ thương tật, phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, thủ đoạn phạm tội có xảo quyệt…) để làm căn cứ kiến nghị cơ quan nhà nước chuyển khung hình phạt cho bị can.

d. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước để được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của vụ án, luật sư có thể nhận thấy có những tình tiết có lợi mà cơ quan điều tra chưa xem xét để đánh giá một cách khách quan, toàn diện theo hướng có lợi cho bị can. Hoặc luật sư thấy cần bổ sung những chứng cứ, tình tiết có lợi cho bị can. Khi đó, luật sư sẽ chủ động trao đổi với Viện kiểm sát đề nghị ghi nhận, xem xét các tình tiết có lợi đó khi ra Cáo trạng.

f. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước trả hồ sơ điểu tra bổ sung

Khi nhận thấy thiếu chứng cứ quan trọng để chứng minh một trong các vấn đề sau được quy định tại điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự, mà không thể bổ sung ngay được thì luật sư có thể yêu cầu Viện kiểm sát, Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung:

1.Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

g. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước xác định rõ giá trị tài sản bị chiếm đoạt

Giá trị tài sản bị chiếm đoạt là căn cứ định tội, định khung đối với một số tội danh thuộc nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu (tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản…). Do đó, việc định giá tài sản chính xác là vô cùng quan trọng đối với ‘số phận’ của thân chủ của luật sư. Do đó kiến nghị cơ quan nhà nước định giá, định giá lại tài sản (nếu cần) là công việc luật sư sẽ làm.

h. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước để yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tích

Kết luận giám định thương tích là căn cứ định tội, định khung đối với một số tội danh thuộc nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ (tội giết người, tội cố ý gây thương tích…). Việc giám định này phải thực hiện bởi cơ quan pháp y, bởi các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp, thực hiện theo phương pháp tính tỷ lệ thương tích theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do mà việc giám định thương tích không chính xác, ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định khung hình phạt của bị cáo. Do đó, khi nhận thấy kết quả giám định có thể không chính xác thì luật sư kiến nghị Viện kiểm sát, Toà án cho giám định lại.

Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước
Luật sư có thể kiến nghị cơ quan nhà nước trong giai đoạn truy tố xét xử vụ án hình sự.

i. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước để yêu cầu thu thập chứng cứ

Luật sư có thể kiến nghị để thu thập thêm chứng cứ sau khi vụ án được truy tố, xét xử, giống như trong giai đoạn điều tra như trình bầy ở trên.

k. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước để yêu cầu làm rõ cơ chế hình thành các dấu vết để lại trên thi thể nạn nhân

Trên cơ thể của nạn nhân có những thương tích, đó là những bằng chứng quan trọng của vụ án. Tuy nhiên, cần xác định chính xác cơ chế hình thành vết thương để từ đó xác định thương tích có phải do bị cáo gây ra hay không, hay là thương tích đã có từ trước đó hoặc do một hoặc các đối tượng khác gây ra.

Khi nhận thấy có sự mâu thuẫn thì luật sư sẽ nghiên cứu, tham khảo ý kiến các chuyên gia và kiến nghị cơ quan chuyên môn (thí dụ cơ quan pháp y) làm rõ cơ chế hình thành vết thương.

l. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước đề nghị đình chỉ vụ án

Trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hình sự, sau nghiên cứu hồ sơ, nếu luật sư nhận thấy có các căn cứ được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì kiến nghị cơ quan nhà nước đình chỉ vụ án.

5. Luật sư kiến nghị cơ quan nhà nước sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Sau khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì những kiến nghị của luật sư thực hiện đối với Toà án và ngay tại phiên toà. Luật sư có thể có những kiến nghị sau:

  • kiến nghị cơ quan nhà nước đưa vật chứng ra xem xét tại phiên tòa.
  • kiến nghị cơ quan nhà nước triệu tập người làm chứng đến phiên tòa.

6. Dịch vụ thuê luật sư hình sự của Luật Thái An

Các luật sư Công ty Luật Thái An sẽ tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho bị cáo hoặc luật sư bảo vệ bị hại trong các vụ án hình sự. Chúng tôi sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tối đa, chúng tôi làm việc với sự tận tâm, uy tín, thù lao hợp lý:

>>> Xem thêm: Dịch vụ thuê luật sư khởi kiện vụ án

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói