Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng do khung hình phạt cao nhất của tội này là phạt tù 10 năm.
Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng hình sự, tư vấn luật hình sự, chúng tôi sẽ trình bầy những vấn đề cơ bản nhất về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp: các cấu thành tội phạm, các khung hình phạt, các căn cứ để toà án quyết định hình phạt cụ thể với từng người phạm tội.
1. Cơ sở pháp lý quy định tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là gì ?
Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
2. Thế nào là tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ?
Một người bị coi là phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có các dấu hiệu sau đây. Các dấu hiệu này là các cấu thành tội phạm mà khi có đủ các cấu thành tội phạm này thì mới có thể kết luận người đó phạm tội.
a. Chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Chủ thể của tội này là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Họ là người phải tuân thủ các quy định về quản lý tài sản, nếu vì không tuân thủ các quy định đó mà tài sản họ quản lý bị mất, bị hư hỏng, bị sử dụng lãng phí, gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.
Cần lưu ý là chủ thể của tội phạm không chỉ là người quản lý tài sản của Nhà nước mà còn cả của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Có thể thấy là đối tượng là khá rộng.
b. Hành vi khi phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Hành vi khách quan:
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi thiếu trách nhiệm. Đây là hành vi vi phạm (không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) những quy định về quản lý tài sản như quy định về bảo quản tài sản, quy định về sử dụng tài sản, quy định về chi tiêu, mua sắm v.v…
Hậu quả:
Hậu quả của tội phạm được quy định là thiệt hại cho tài sản từ 100 triệu đồng trở lên. Thiệt hại này có thể do:
- để mất mát tài sản
- để hư hỏng tài sản
- để sử dụng lãng phí tài sản
Lưu ý quan trọng: Nếu hành vi không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả thiệt hại tài sản thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
c. Lỗi của chủ thể tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi vô ý. Người phạm tội không mong muốn và cũng không có ý thức chấp nhận hậu quả thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản. Khi có hành vi vi phạm, người phạm tội có thể thấy trước hậu quả thiệt hại về tài sản nhưng tin hậu quả đó không xảy ra hoặc do cẩu thả không thấy trước hậu quả dù có thể thấy trước.
Dấu hiệu lỗi vô ý này là cơ sở để phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178), với tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303).
3. Các khung hình phạt đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là gì ?
Điều 179 Bộ luật hình sự 2015 quy định 3 khung hình phạt chính và 1 hình phạt bổ sung: thấp nhất là phạt cảnh cáo, cao nhất là phạt tù 10 năm.
a. Hình phạt theo khoản 1 điều 179 đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
b. Hình phạt theo khoản 2 điều 179 đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
c. Hình phạt theo khoản 3 điều 179 đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
d. Hình phạt bổ sung đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Toà án quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?
Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 179 nêu trên, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
a. Các tình tiết tăng nặng đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Các tình tiết tăng nặng đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể là:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
>>> Xem thêm: Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm ?
- Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
và các tình tiết tăng nặng khác được quy định tại Điều 52 Bộ Luật hình sự 2015
>>> Xem thêm: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
b. Các tình tiết giảm nhẹ đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Các tình tiết giảm nhẹ được quy định Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015. Đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các tình tiết giảm nhẹ có thể là:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
- Người phạm tội là phụ nữ có thai;
- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- Người phạm tội tự thú;
- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
- Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
- Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
- Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
- Người phạm tội đầu thú
>>> Xem thêm: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Những lưu ý quan trọng:
Khi quyết định mức hình phạt đối với bị cáo tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015.
c. Biết mà che giấu tội phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì có bị xử phạt không?
Nếu một người biết mà che giấu người phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng dấu vết, tang vật của vụ án hoặc cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, căn cứ Điều 18 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể, mức hình phạt che giấu tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
Tuy nhiên, nếu người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
d. Có thể thay thế phạt tù bằng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không ?
Do tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc loại tội ít nghiêm trọng nên Toà án có thể xem xét, cân nhắc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ từ 06 tháng đến 03 năm, nếu người đó có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng, căn cứ Điều 36 Bộ luật hình sự 2015.
đ. Nếu phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các tội khác đồng thời thì hình phạt sẽ thế nào?
Nếu phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các tội khác đồng thời thì Toà án sẽ tổng hợp các hình phạt như sau, căn cứ Điều 55 Bộ luật hình sự 2015:
- Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
- Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung;
- Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
- Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
- Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
- Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
Lưu ý quan trọng: Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù: cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
e. Có thể áp dụng án treo đối với người phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không ?
Căn cứ Điều 65 Bộ Luât hình sự, người phạm tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nếu bị xử phạt tù không quá 03 năm, thì Toà án xem xét cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ.
5. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là bao lâu?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm kể từ khi hành vi phạm tội xẩy ra.
Trên đây là phần tư vấn về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Công ty Luật Thái An. Để được giải đáp các thắc mắc, vui lòng gọi Tổng đài tư vấn pháp lý của chúng tôi.
6. Dịch vụ thuê luật sư bào chữa tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn và tham gia tố tụng (luật sư bào chữa) tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là sự lựa chọn rất khôn ngoan.
Luật sư tham gia vào các giai đầu của vụ án (khởi tố, điều tra, truy tố) là rất có lợi, lợi hơn khi chỉ tham gia vào giai đoạn xét xử. Điều đó tạo điều kiện cho luật sư chuẩn bị phương án bào chữa tốt nhất cho bị cáo. Các hướng bào chữa có thể là bị cáo vô tội, hoặc đề nghị giảm nhẹ hình phạt về tội danh hoặc khung hình phạt, hoặc đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
Với bề dầy kinh nghiệm tham gia các vụ án hình sự cùng sự tận tâm, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, các luật sư Công ty Luật Thái An sẽ tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc luật sư bảo vệ người bị hại trong các vụ án hình sự. Chúng tôi sẽ luôn nỗ lực tối để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ (khách hàng) với mức thù lao hợp lý.
>>> Xem thêm: Thuê luật sư bào chữa
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024