Quyết định hình phạt đối với người phạm tội hình sự thế nào?

Quyết định hình phạt là một quá trình pháp lý quan trọng, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và công bằng. Trong quá trình này, các quan tòa và cơ quan tư pháp phải xem xét nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của tội phạm, hoàn cảnh của vụ án, lịch sử phạm tội của bị cáo và các quy định pháp luật hiện hành. Mục tiêu của việc quyết định hình phạt không chỉ là trừng phạt người phạm tội, mà còn nhằm phục hồi công lý, bảo vệ quyền lợi của nạn nhân và phòng ngừa tội phạm trong tương lai.

1. Quyết định hình phạt là gì?

Khi một người phải chịu trách nhiệm hình sự thì Toà án sẽ quyết định hình phạt dựa trên các căn cứ và quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017. Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt để áp dụng cho người phải chịu trách nhiệm hình sự.

Cần lưu ý rằng quyết định hình phạt chỉ đặt ra đối với người phải chịu trách nhiệm hình sự mà không thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. 

2. Quyết định hình phạt như thế nào ?

Điều 50 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định như sau:

Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Như vậy, các căn cứ quyết định hình phạt là:

  • tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Theo đó, khung hình phạt được quy định cụ thể tại điều luật.
  • nhân thân người phạm tội (thí dụ người chưa có tiền án tiền sự, phạm tội lần đầu)
  • các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (được quy định tại Điều 51 Bộ Luật Hình sự) và các tinh tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (được quy định tại Điều 52 Bộ Luật Hình sự)

Ngoài ra, khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài các căn cứ trên, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

3. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

Điều 54 Bộ Luật hình sự 2015 đã quy định về trường hợp quyết định hình phạt này như sau:

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Như vậy, theo quy định này thì có hai trường hợp được quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng:

a. Quyết định hình phạt trong khung thấp hơn liền kề

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ Luật hình sự.

Các tình tiết giam nhẹ hiểu theo cách rộng thì không chỉ có các tình tiết được quy định tại Điều 51 Bộ Luật hình sự mà còn có thể là các tình tiết khác mà Tòa án xác định đó là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng thì chỉ xét đến tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51.

Như vậy, dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng chỉ có một hoặc không có tình tiết nào được quy định tại Điều 51 của Bộ Luật hình sự thì không có căn cứ để quyết định hình phạt trong trường hợp này.

b. Quyết định hình phạt trong khung thấp hơn không liền kề

Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

Đối với hai trường hợp trên, nếu khung hình phạt được áp dụng là khung hình phạt duy nhất hoặc là khung hình phạt nhẹ nhất của các điều luật thì tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 54 Bộ Luật hình sự 2015.

4. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội được quy định tại Điều 55 Bộ Luật hình sự 2015 như sau:

a. Đối với hình phạt chính:

  • Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
  • Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyn đi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyn đi thành 01 ngày tù;
  • Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
  • Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
  • Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
  • Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.

b. Đối với hình phạt bổ sung:

  • Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật hình sự quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
  • Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
quyết định hình phạt
Những kiến thức quan trọng nhất khi quyết định hình phạt trong từng trường hợp cụ thể đã được chúng tôi tổng hợp trong bài viết sau – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

5. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án

Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án là trường hợp một người đã bị kết án và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật, nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì lại bị xét xử về một vụ án khác. Do đó khi quyết định hình phạt về tội phạm đang bị xét xử, Tòa án phải tổng hợp với hình phạt của bản án trước chưa thi hành hoặc thi hành chưa xong, sau đó buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt chung cho các bản án.

Các trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được quy định tại Điều 56 Bộ Luật hình sự 2015, như sau:

  • Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật hình sự. Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
  • Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tng hợp với phân hình phạt chưa chp hành của bản án trước ri quyết định hình phạt chung.
  • Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lc pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản á.

6. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

Việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt được quy định tại điều 57 Bộ Luật hình sự 2015:

  • Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
  • Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

7. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Quyết định hình phạt trong trường hợp này được quy định tại Điều 58 Bộ Luật hình sự 2015:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Tính chất tham gia được quyết định bởi vai trò của người đồng phạm, tác dụng của họ đến hoạt động chung của vụ đồng phạm. Thông thường, người tổ chức và người xúi giục có vai trò nguy hiểm hơn cả hoặc có trường hợp người thực hành cũng bị coi là có vai trò nguy hiểm nếu đã có những hoạt động đắc lực. Mức độ tham gia chỉ sự đóng góp thực tế của những người đồng phạm vào việc gây ra tội phạm cũng như hậu quả của tội phạm.

8. Miễn hình phạt

Theo Điều 59, người bị kết án có thể được miễn hình phạt nếu thỏa mãn các điều kiện sau: Phải thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ Luật hình sự năm 2015 (tức là người phạm tội phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ Luật hình sự năm 2015 và phải là người giúp sức, phạm tội lần đầu trong vụ án đồng phạm mà có vai trò không đáng kể); người phạm tội đáng được khoan hồng đặc biệt và người phạm tội chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Những trường hợp được miễn hình phạt thường là những trường hợp:

  • phạm tội ít nghiêm trọng hoặc
  • phạm tội nghiêm trọng nhưng thuộc trường hợp ít nghiêm trọng không có hoặc có tình tiết tăng nặng nhưng không đáng kể mà lại có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể; người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả…

 

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật Thái An về quyết định hình phạt trong trường hợp cụ thể. Xin lưu ý là sau thời điểm chúng tôi viết bài này, luật pháp đã có thể thay đổi các quy định liên quan. Hãy gọi tới Tổng đài tư vấn Luật Hình Sự. Bạn sẽ được tư vấn trực tiếp và chính xác nhất về các vấn đề liên quan tới tội phạm hình sự.

Nguyễn Văn Thanh