Mẫu hợp đồng góp vốn mới nhất

Hiện nay, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp vốn là một hoạt động diễn ra phổ biến với cả cá nhân, hộ cá thể hay các loại hình doanh nghiệp. Mục đích của góp vốn cũng rất đa dạng: góp vốn đầu tư, góp vốn để mua bán, góp vốn thành lập doanh nghiệp,… Để thuận tiện cho các chủ thể có nhu cầu soạn thảo hợp đồng góp vốn, trong bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về mẫu hợp đồng góp vốn như sau:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh mẫu hợp đồng góp vốn

Cơ sở pháp lý điều chỉnh mẫu hợp đồng góp vốn là

2. Hợp đồng góp vốn là gì? 

Hợp đồng góp vốn mang bản chất của quan hệ dân sự nên có thể hiểu: Hợp đồng góp vốn là sự thỏa thuận của các bên về việc cùng thực hiện việc góp vốn nhằm thực hiện mục tiêu chung. Mục tiêu này có thể là cùng mua tài sản, góp vốn đầu tư, góp vốn sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận cũng như phân chia lợi nhuận.

Soạn thảo hợp đồng góp vốn đòi hỏi phải có kiến thức pháp luật sâu rộng về pháp luật kinh doanh, đồng thời phải dựa trên kinh nghiệm thực tiễn. Với nhiều kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng góp vốn, Luật Thái An hướng dẫn bạn đọc cách soạn thảo loại hợp đồng đặc biệt này:

Soạn thảo hợp đồng góp vốn như thế nào ?

mẫu hợp đồng góp vốn
Luật sư của chúng tôi đã viết mẫu hợp đồng góp vốn theo luật hiện hành như sau – Ảnh minh họa: Internet.

3. Mẫu hợp đồng góp vốn cơ bản gồm những nội dung gì?

Hợp đồng góp vốn cần có những điều khoản cơ bản sau:

  • mục đích góp vốn
  • giá trị góp vốn
  • đăng ký và xoá đăng ký góp vốn
  • việc nộp lệ phí công chứng
  • thỏa thuận phân chia lợi nhuận
  • quyền và nghĩa vụ của của các bên
  • giải quyết tranh chấp hợp đồng

Mẫu Hợp đồng góp vốn dưới đây mang tính chất tham khảo, bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo ý kiến luật sư trước khi áp dụng vào trường hợp cụ thể.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————–

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN

 

Tại………………. chúng tôi gồm có:

Bên góp vốn (sau đây gọi là bên A):

Ông ():……………………………………………………………………………………..

Sinh ngày…………………………………………………………………………..….

CMND/CCCD số:………………..cấp ngày……./……./……..tại ……………….

Hộ khẩu thường trú: …..

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………………

Bên nhận góp vốn (sau đây gọi là bên B):

Ông ():……………………………………………………………………………………..

Sinh ngày…………………………………………………………………………..….

CMND/CCCD số:………………..cấp ngày……./……./……..tại ………………

Hộ khẩu thường trú: ………………..

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………………

Mẫu hợp đồng góp vốn hợp tác đầu tư
Mẫu hợp đồng góp vốn hợp tác đầu tư được sử dụng rất phổ biến. – Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Các bên đồng ý thực hiện việc góp vốn với các điều khoản sau đây:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG:

Bên B đồng ý góp vốn cùng Bên A để:……………. …………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

ĐIỀU 2: GIÁ TRỊ GÓP VỐN

2.1. Tổng giá trị vốn góp

Giá trị tài sản góp vốn được các bên cùng thống nhất thoả thuận để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1 là: ……………VNĐ (Bằng chữ: …).

  • Bên A:…………….. VNĐ (Bằng chữ: …) tương đương …% phần vốn góp trong tổng giá trị vốn góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1.
  • Bên B:… …………..VNĐ (Bằng chữ: …) hoặc tài sản là………………………….. tương đương …% phần vốn góp trong tổng giá trị vốn góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1.

===>>> Xem thêm: Góp vốn bằng quyền sử dụng đất

===>>> Xem thêm: Góp vốn bằng tác phẩm nghệ thuật?

2.2. Phương thức góp vốn: Chuyển khoản/tiền mặt bằng đồng Việt Nam.

2.3. Thời hạn góp vốn:

Hai bên thống nhất góp vốn số vốn nêu tại điểm 2.1 Điều này trong thời hạn … , kể từ ngày/tháng/năm. Thời gian gia hạn không quá … ngày/tháng.

ĐIỀU 3: ĐĂNG KÝ VÀ XOÁ ĐĂNG KÝ GÓP VỐN

  1. Bên A và bên B có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn bằng tài sản tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. (đối với tài sản phải đăng ký ví dụ như quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu trí tuệ)
  2. Bên A có nghĩa vụ thực hiện thủ tục xoá đăng ký góp vốn sau khi hết thời hạn góp vốn.
mẫu hợp đồng góp vốn
Mẫu hợp đồng góp vốn cần phải được kiểm tra kỹ càng tính hợp pháp về vả hình thức và nội dung – Ảnh minh họa: Internet.

ĐIỀU 4: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG

Lệ phí công chứng Hợp đồng này do bên ……………………. chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 5: THỎA THUẬN PHÂN CHIA LỢI NHUẬN

Nội dung này các bên tự thỏa thuận về tỷ lệ phân chia, thời điểm chia lợi nhuận…

ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỦA CÁC BÊN

6.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

  • Yêu cầu Bên B góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

>>> Xem thêm: Lãi suất phạt chậm thanh toán

  • Yêu cầu bên B thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.
  • Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.
  • Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên B không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn.
  • Cam kết những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật, và phải chịu trách nhiệm nếu thông tin không đúng sự thật
  • Thông báo cho Bên A về việc đầu tư, xây dựng, khai thác tài sản góp vốn.
  • Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

6.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

  • Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
  • Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.
  • Góp vốn vào đúng thời điểm và giá trị theo các thỏa thuận của Hợp đồng này;
  • Cung cấp cho Bên A đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu Bên A yêu cầu.
  • Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này.
  • Các quyền và nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

ĐIỀU 7: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cần phối hợp cùng nhau thương lượng giải quyết. Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn

mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn đang cần mẫu hợp đồng góp vốn theo luật mới nhất, hãy tham khảo bài viết sau – Ảnh minh họa: Internet.

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

  • Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
  • Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này
  • Hợp đồng này được lập thành 04 (bốn) bản, mỗi bên giữ 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau.
  • Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………………………….
Bên A

(Ký và ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

KẾT LUẬN:

Có thể thấy là hợp đồng góp vốn không đơn giản, bạn cần rất lưu ý tới mục đích góp vốn, tài sản góp vốn sao cho đúng luật. Lời khuyên là bạn nên nhờ luật sư hỗ trợ.

Luật sư tư vấn hợp đồng góp vốn là một chuyên gia trong lĩnh vực luật kinh tế và doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào việc cung cấp lời khuyên và giải pháp pháp lý cho các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn tham gia góp vốn vào một dự án hoặc công ty. Việc này đòi hỏi một hiểu biết sâu rộng về quy định pháp luật, thuế và các vấn đề liên quan đến việc góp vốn.

Luật sư tư vấn sẽ giúp khách hàng hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ và rủi ro có thể phát sinh trong quá trình góp vốn, đồng thời đề xuất các biện pháp bảo vệ quyền lợi của họ. Mẫu hợp đồng góp vốn là cần thiết nhưng sử dụng mẫu trong trường hợp nào và cần sửa đổi mẫu hợp đồng sao cho phù hợp mới là điều khó khăn. Với sự hỗ trợ từ luật sư, các bên tham gia hợp đồng góp vốn có thể tránh được những tranh chấp phát sinh sau này, đồng thời đảm bảo rằng họ tuân thủ đúng các quy định pháp luật.

Nguyễn Văn Thanh