Quy chế quản trị nhân sự, quy định về tuyển dụng lao động, đào tạo nhân sự
Quy chế quản trị nhân sự quy định về tuyển dụng lao động, đào tạo nhân sự có vai trò quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp. Thông qua quy chế này, sự minh bạch và chặt chẽ của công tác tuyển dụng nhân sự, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý nhân sự sẽ là sự đảm bảo pháp lý cho sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.
Hiểu được vấn đề này của doanh nghiệp, Công ty Luật Thái An xin chia sẻ một số kiến thức và kinh nghiệm về quy chế quản trị nhân sự; quy định về tuyển dụng lao động, đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
1. Căn cứ để xây dựng quy chế quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
Quy chế quản lý nhân sự được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật sau:
Ngoài ra, để xây dựng quy chế quản lý nhân sự còn phải căn cứ vào những yếu tố nội tại của doanh nghiệp như:
- Điều lệ của doanh nghiệp;
- Quy chế tổ chức quản lý và quan hệ điều hành của doanh nghiệp;
- Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh cụ thể và các yếu tố đặc thù của mỗi doanh nghiệp
2. Quy chế quản trị nhân sự là gì?
Quy chế quản trị nhân sự là các chính sách, quy định cụ thể, chính thức mà các doanh nghiệp đưa ra để tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và khen thưởng cho các thành viên trong lực lượng lao động của doanh nghiệp. Quy chế này cần được xây dựng và phổ biến sao cho dễ sử dụng, tránh được sự hiểu lầm giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của họ tại doanh nghiệp.
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có những phương thức xây dựng quy chế quản trị nhân sự khác nhau, tuy nhiên nhìn chung, phạm vi điều chỉnh của quy chế quản trị nhân sự bao gồm:
- Công tác tuyển dụng và quản lý nhân sự của doanh nghiệp
- Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng công tác của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp
- Chính sách đãi ngộ và tiền lương
- Hệ thống văn bản áp dụng trong công ty
- Xây dựng và phát triển văn hóa công ty
Xem thêm:
3. Vai trò của quy chế quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
Quy chế nhân sự có vai trò dùng để thu hút, tuyển dụng và phát triển nhân tài đến làm việc cũng như tạo ra môi trường làm việc tốt nhất để người lao động gắn bó và trung thành với công ty. Đối với nhiều doanh nghiệp, quy chế nhân sự được triển khai không đồng bộ hoặc không đầy đủ, hợp tình, hợp lý sẽ dẫn đến suy giảm tinh thần lao động của người lao động, suy giảm lòng trung thành của nhân viên với công ty.
Quy chế quản trị nhân sự cũng là căn cứ để giải quyết quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động khi có tranh chấp xảy ra. Nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) không có nhiều thời gian cũng như nguồn lực cho các tranh chấp, kiện tụng của nhân viên về chính sách tiền lương, thưởng hay các biên bản phạt, bồi thường. Vì vậy, việc xây dựng một quy chế quản trị nhân sự ngay từ đầu có thể giúp tránh rủi ro cho doanh nghiệp.
4. Quy chế quản lý nhân sự có nội dung gì ?
Quy chế quản lý nhân sự có 2 nội dung cơ bản là tuyển dụng và đào tạo nhân sự.
4.1. Quy chế quản lý nhân sự quy định về tuyển dụng lao động
Đây là hoạt động đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong quy trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Tùy vào vị trí tuyển dụng, yêu cầu nghiệp vụ, cơ cấu và quy định của công ty mà quy trình này được áp dụng linh hoạt, có thể khác nhau giữa các công ty và không theo một khuôn khổ chung.
Quy trình tuyển dụng lao động cần được xây dựng một cách chặt chẽ, thống nhất để mang lại hiệu quả tuyển dụng cao. Quy trình tuyển dụng thông thường bao gồm các bước sau:
- Lập kế hoạch tuyển dụng: vị trí tuyển dụng, thời gian tuyển dụng trong bao lâu, yêu cầu đặt ra cho ứng viên…
- Thông báo tuyển dụng: soạn thông báo tuyển dụng và lựa chọn phương tiện truyền thông đại chúng để triển khai.
- Thu nhận và chọn lọc hồ sơ: lựa chọn hồ sơ phù hợp nhất với vị trí công việc và lên kế hoạch phỏng vấn.
- Phỏng vấn sơ bộ: hẹn lịch với những hồ sơ được chọn nhằm xác định lại các thông tin trong hồ sơ của ứng viên và tiếp tục loại trừ với hồ sơ không đạt yêu cầu.
- Kiểm tra: kiểm tra trình độ chuyên môn của nhận viên thông qua những bài kiểm tra (thi viết, thi vấn đáp…) tùy vào yêu cầu của vị trí tuyển dụng.
- Phỏng vấn tuyển chọn: khai thác thêm thông tin về nhân viên và thương lượng vấn đề lương thưởng, chế độ của công ty.
- Tập sự thử việc: ứng viên cần trải qua những thử thách thực tế trong giai đoạn thử việc để nhà tuyển dụng đánh giá xem có đáp ứng nhu cầu công việc hay không.
- Quyết định tuyển dụng: Nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên phù hợp nhất, tiến hành ký kết hợp đồng, giải thích và trả lời câu hỏi của ứng viên.
4.2. Quy chế quản lý nhân sự quy định về đào tạo nhân sự
Hoạt động đào tạo nhân sự và phát triển nguồn nhân lực được xem là một chiến lược đầu tư dài hạn và được thực hiện một cách có kế hoạch, thống nhất. Thông qua quá trình đào tạo, nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về tính chất công việc, nắm vững và cập nhật thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới cần thiết. Từ đó, nhân viên sẽ có tinh thần trách nhiệm, tăng khả năng thích ứng với môi trường công nghệ, yêu cầu công việc thay đổi, qua đó có cơ hội thăng tiến cao hơn.
Do đó, các quy định về đào tạo nhân sự có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc quản lý và tổ chức. Các nội dung cơ bản về đào tạo nhân sự bao gồm:
Quy chế quản lý nhân sự đưa ra chính sách đào tạo
Mục đích đào tạo nhân viên: Mục đích của quá trình đào tạo nhân viên chính là đầu tư vào con người để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo đáp ứng được sự phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp.
Ý nghĩa công tác đào tạo doanh nghiệp: Công tác đào tạo chính là chính sách ưu đãi của công ty dành cho cán bộ công nhân viên, không chỉ là phát triển cho doanh nghiệp mà còn là phát triển cho chính bản thân của cán bộ công nhân viên.
Tính chất của chính sách đào tạo:
- Đào tạo sẽ luôn gắn liền với quá trình và chiến lược phát triển của công ty.
- Đào tạo là mục tiêu phát triển nguồn nhân lực theo đúng định hướng của công ty đề ra.
Quy chế quản lý nhân sự đưa ra những quy định chung
Mục tiêu đào tạo nhân viên
- Tạo nên sự thích ứng giữa cán bộ công nhân viên trong công ty với công việc mới theo yêu cầu.
- Nâng cao tính ổn định và chất lượng đội ngũ của nhân viên. Việc bồi dưỡng những kinh nghiệm, kiến thức cho nhân viên sẽ giúp họ hoàn thiện năng lực của mình, và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Về những nội dung đào tạo vượt khỏi phạm vi công việc sẽ giúp cho nhân viên có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức để chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Đây là cách giúp họ có thể thăng tiến tốt hơn.
- Những nguyên tắc cơ bản bắt buộc trong quá trình đào tạo nhân sự của doanh nghiệp.
- Thẩm quyền của người ký duyệt trong đào tạo.
Hình thức đào tạo
- Đào tạo nội bộ: Đào tạo nội bộ là hình thức đào tạo bắt buộc thông qua việc kèm cặp những kiến thức liên quan đến công việc. Phương pháp đào tạo này sẽ do chính các cán bộ công nhân viên trong công ty hướng dẫn cho những người mới.
- Đào tạo bên ngoài: Đào tạo bên ngoài là hình thức đào tạo bắt buộc mà các cán bộ công nhân viên sẽ được cử để tham gia các khóa học trong nước và ngoài nước. Các khóa học này sẽ do các đơn vị đào tạo bên ngoài hoặc là phối hợp cùng với công ty tổ chức.
- Tự đào tạo: Công nhân viên sẽ tự đào tạo nhằm đáp ứng được nhu cầu trong công việc của mình hoặc mong muốn tiến xa hơn.
- Các nội dung và giáo trình đào tạo cho nhân viên.
- Thời gian để đào tạo.
- Điều kiện để được tham gia đào tạo.
Quy chế quản lý nhân sự quy định tổ chức các chương trình đào tạo
- Nội dung chính trong quá trình huấn luyện đào tạo.
- Các cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo.
- Đánh giá kết quả của khóa học đào tạo.
- Báo cáo kết quả đào tạo.
- Đánh giá hiệu quả thực tế sau khóa học.
Quy chế quản lý nhân sự quy định trách nhiệm, xử lý vi phạm, điều khoản thi hành
- Xử lý những vi phạm trong quá trình đào tạo.
- Trách nhiệm của việc thực hiện đào tạo theo từng phòng ban.
- Những điều khoản thi hành trong quá trình đào tạo.
Trên đây là phần tư vấn về “Quy chế quản trị nhân sự, quy định về tuyển dụng lao động, đào tạo nhân sự” của Công ty Luật Thái An. Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
5. Dịch vụ tư vấn xây dựng, soạn thảo quy chế quản trị nội bộ
Quy chế quản trị nhân sự là một trong nhiều quy chế mà doanh nghiệp cần có: đó là quy chế hoạt động của ban lãnh đạo, quy chế về kinh doanh, quy chế về tài chính, quy chế về quản trị nội bộ. Chi tiết có tại bài viết sau:
Quy chế công ty cần được xây dựng và soạn thảo như thế nào ?
Việc xây dựng các quy chế quản trị nội bộ phù hợp với tính chất của từng doanh nghiệp cũng như phù hợp với quy định của pháp luật là điều không hề dễ dàng bởi vì bản thân người xây dựng ra quy chế cần phải hiểu rõ cả doanh nghiệp lẫn pháp luật.
Công ty Luật Thái An với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, khách hàng của chúng tôi chủ yếu là doanh nghiệp. Vì thế, chúng tôi có thể hiểu rõ các vấn đề pháp lý thường xảy ra trong quản lý nội bộ công ty. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng là doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quy chế quản trị nội bộ đầy đủ, chính xác và hiệu quả nhất.
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024