Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát như thế nào ?
Ban kiểm soát doanh nghiệp là cơ quan kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của Công ty. Ở một số công ty cổ phần có quy mô lớn thì Ban kiểm soát có vai trò và nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Vì vậy, hiện đã có rất nhiều Công ty chú trọng xây dựng, soạn thảo Quy chế hoạt động Ban kiểm soát nhưng cũng không ít những Công ty đang gặp khó khăn vướng mắc. Việc xây dựng quy chế hoạt động Ban kiểm soát phải dựa trên luật doanh nghiệp hiện hành.
Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây Công ty Luật Thái An sẽ chia sẻ với Quý bạn đọc về những nội dung hữu ích cần có trong Quy chế hoạt động Ban kiểm soát Công ty cổ phần.
1. Quy chế hoạt động Ban kiểm soát là gì?
Ban kiểm soát là một ban các loại hình doanh nghiệp sau:
- công ty cổ phần
- công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty con của doanh nghiệp nhà nước
- công ty 1 thành viên có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước
hoặc theo quyết định của công ty.
Xem thêm:
Quy chế hoạt động Ban kiểm soát chính là những quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, chế độ làm việc, trách nhiệm đối với các Phòng, ban Công ty… của Ban kiếm soát dựa trên các quy định của Luật doanh nghiệp 2020, Luật chứng khoán năm 2019, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và Điều lệ của Công ty.
2. Những nội dung nào cần phải có trong Quy chế hoạt động Ban kiểm soát?
2.1 Nhiệm kỳ, số lượng thành viên của Ban kiểm soát
Về vấn đề này tại Điều 168 Luật doanh nghiệp năm 2020 đã quy định Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Đối với Công ty đại chúng thì số lượng, thành viên của Ban kiểm soát cũng đã được quy định tại Điều 286 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán tương tự như Luật doanh nghiệp năm 2020.
Như vậy, mỗi Công ty có thể căn cứ vào loại hình doanh nghiệp của mình để soạn thảo nội dung riêng về nhiệm kỳ, số lượng thành viên Ban kiểm soát sao cho phù hợp.
2.2 Tiêu chuẩn, điều kiện trở thành thành viên Ban kiểm soát
Để giúp các Công ty có một hành lang pháp lý khi ban hành tiêu chuẩn, điều kiện trở thành thành viên Ban Kiểm soát trong Quy chế hoạt động Ban kiểm soát thì tại Khoản 2 Điều 168 và Điều 169 Luật doanh nghiệp năm 2020, Khoản 2, Khoản 3 Điều 286 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP đã quy định rất rõ ràng về cả tiêu chuẩn, điều kiện trở thành Kiểm soát viên lẫn Trưởng ban kiểm soát trong Công ty cổ phần không phải là Công ty Đại chúng và Công ty cổ phần là Công ty Đại chúng.
2.4 Nhiệm vụ , quyền hạn của Ban kiểm soát
Trong Quy chế hoạt động Ban kiểm soát phải quy định rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát. Tùy vào từng đặc thù hoạt động của mỗi Công ty mà có thể có quy định những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho Ban kiểm soát. Tuy nhiên, về cơ bản Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát phải có các quyền theo quy định tại Điều 170, Điều 173 Luật doanh nghiệp năm 2020; Điều 287, Điều 288 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, một quyền không thể thiếu đối với Ban kiểm soát đó là quyền được cung cấp thông tin quy định tại Điều 171 Luật doanh nghiệp năm 2020, Điều 287 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP. Cụ thể Ban kiểm soát có quyền tiếp cận các thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.5 Cách thức miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban kiểm soát
Tại Điều 174 Luật doanh nghiệp 2020 đã quy định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Ngoài các trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban kiểm soát mà pháp luật đã quy định thì trong Quy chế hoạt động Ban kiểm soát mỗi Công ty đều có quyền đặt ra những quy định riêng về các trường hợp miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban kiểm soát.
2.6 Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát
Nếu như Điều lệ Công ty không có quy định khác thì tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát phải tuân thủ theo quy định tại Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2020.
2.7 Mối quan hệ của Ban kiểm soát
Trong Quy chế hoạt động Ban kiểm soát cần có quy định rõ ràng về mối quan hệ giữa các thành viên Ban kiểm soát và mối quan hệ của Ban kiểm soát đối với các phòng ban khác. Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn mà các thành viên Ban kiểm soát cần phải có sự độc lập không phụ thuộc lẫn nhau nhưng có sự phối hợp, cộng tác trong công việc. Trưởng ban kiểm soát sẽ là người điều phối hoạt động chung của Ban kiểm soát
Ban kiểm soát phải có mối quan hệ độc lập với các phòng ban khác trong Công ty và là bộ phận giám sát hoạt động của các phòng ban này.
Xem thêm:
3. Làm sao để soạn thảo Quy chế hoạt động Ban kiểm soát đạt chuẩn?
Nếu bạn đang phải đau đầu với vấn đề soạn thảo một Quy chế hoạt động Ban kiểm soát hoàn thảo, có tính ứng dụng cao cho Công ty thì hãy nhanh đến ngay với Công ty Luật Thái An chúng tôi. Chúng tôi soạn thảo Quy chế hoạt động Ban Kiểm soát cũng như rất nhiều loại quy chế khác của doanh nghiệp, chi tiết có tại bài viết QUY CHẾ DOANH NGHIỆP.
Với đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn vững vàng, am hiểu tường tận các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp, Công ty Luật Thái An chắc chắn sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng, soạn thảo Quy chế hoạt động Ban kiểm soát uy tín, chất lượng và phù hợp với đặc thù doanh nghiệp của bạn.
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024