A – Z về chuyển nhượng công ty công ty kinh doanh trang thiết bị y tế cho nhà đầu tư nước ngoài

Trang thiết bị y tế là những thứ không thể thiếu trong khám chữa bệnh. Đời sống vật chất tốt hơn nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân được quan tâm hơn. Không chỉ các nhà đầu tư Việt Nam mà ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh trang thiết bị y tế. Một trong những cách gia nhập thị trường nhanh nhất là nhận  chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế Việt Nam.

Trong bài viết này, chúng tôi tư vấn các vấn đề pháp lý khi chuyển nhượng vốn góp/cổ phần của công ty kinh doanh trang thiết bị y tế cho nhà đầu tư nước ngoài.

1. Trang thiết bị y tế là gì ?

Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích như:

  • chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;
  • kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
  • hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
  • kiểm soát sự thụ thai;
  • khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình xét nghiệm;
  • cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người. …

Trang thiết bị y tế được phân thành 4 loại A, B, C, D với mức độ rủi ro đối với sức khỏe con người nếu không được sản xuất, sử dụng đúng cách. Trang thiết bị y tế loại A có mức độ rủi ro rấp nhất và trang thiết bị loại D có mức độ rủi ro cao nhất.

2. Điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế

Kinh doanh trang thiết bị y tế là việc mua bán trang thiết bị y tế, có thể bao gồm hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến công ty mua bán trang thiết bị y tế, không bao gồm sản xuất trang thiết bị y tế. Pháp luật quy định là trừ các trang thiết bị y tế loại A và một số trang thiết bị y tế loại B, C, D, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện nhất định mới có thể thực hiện mua bán trang thiết bị y tế.

Điều 37 Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế quy định như sau:

Điều kiện mua bán trang thiết bị y tế:

“Điều 37. Điều kiện của cơ sở mua bán trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D

Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược hoặc cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc có trình độ cao đẳng trở lên mà chuyên ngành được đào tạo phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán;

Có kho bảo quản và phương tiện vận chuyển đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau đây:

  • Kho bảo quản:
    • Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được bảo quản;
    • Bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm;
    • Đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng.
  • Phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế từ cơ sở mua bán đến nơi giao hàng phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán;

Trường hợp không có kho hoặc phương tiện bảo quản trang thiết bị y tế phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế.

Đối với cơ sở mua bán trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất:

  • Người phụ trách chuyên môn phải có trình độ đại học chuyên ngành trang thiết bị y tế, y, dược, hóa dược hoặc sinh học;

  • Có kho bảo quản đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định 80/2001/NĐ-CP;

  • Có hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.”

Điều kiện xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế:

Doanh nghiệp muốn thực hiện xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế thì phải đáp ứng các điều kiện sau, theo quy định tại Điều 41 Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế:

  • Là chủ sở hữu số lưu hành hoặc có giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành. Chủ sở hữu số lưu hành khi ủy quyền cho cơ sở nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu trang thiết bị y tế phải đồng thời gửi văn bản ủy quyền đó cho cơ quan cấp số lưu hành và cơ quan hải quan;

  • Có kho và phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu theo quy định hoặc có hợp đồng với cơ sở có đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế;

  • Có kho bảo quản, hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đáp ứng các yêu cầu theo quy định.

Do đó, doanh nghiệp cần có giấy phép đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế và giấy phép xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế (nếu thực hiện xuất nhập khẩu).

Một ưu điểm nổi bật của việc nhà đầu tư nước ngoài mua phần vốn góp, cổ phần của công ty mua bán kinh doanh trang thiết bị Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài không cần xin các giấy phép con như đã nêu ở trên.

3. Điều kiện chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế cho người nước ngoài.

Theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và theo Pháp luật Việt Nam thì không có hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công ty kinh doanh trang thiết bị y tế. Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thành lập công ty liên doanh với đối tác Việt Nam, hoặc mua cổ phần/vốn góp của công ty Việt Nam.

Đối với trường hợp mua cổ phần, vốn góp, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua một phần hoặc toàn bộ cổ phần/vốn góp.

 chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế
Thủ tục quan trọng khi chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

4. Thủ tục chuyển nhượng vốn góp/cổ phần doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế cho nhà đầu tư nước ngoài

Thủ tục  chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế gồm 3 bước cơ bản sau:

a)    Bước 1: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế

Bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng ký kết hợp đồng theo kết quả đàm phán, thương lượng giữa hai bên. Khi các bên hoàn thành nghĩa vụ với nhau thì ký kết Biên bản thanh lý hợp đồng. Hai tài liệu này sẽ là một phần không thể thiếu trong bước tiếp theo.

b)    Bước 2: Xin chấp thuận chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế từ Sở Kế hoạch Đầu tư

Đối với công ty kinh doanh trang thiết bị y tế là ngành nghề có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài nên phải xin chấp thuận của Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi công ty Việt Nam đặt trụ sở.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp;
  • Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài: Bản sao Giấy phép thành lập hoặc tài liệu tương đương.
  • Thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài kèm theo Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư (nếu NĐT là pháp nhân) hoặc Sao kê tài khoản vốn đầu tư chứng mình NĐT đã góp đủ vốn (nếu NĐT là cá nhân)

Trường hợp hồ sơ việc chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

c)    Bước 3: Thông báo cho Sở Kế hoạch đầu tư về việc chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế

Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư làm thủ tục thông báo cho Sở Kế hoạch đầu tư về việc thay đổi:

  • Trường hợp chuyển nhượng MỘT PHẦN VỐN GÓP/CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY: Cần làm thủ tục thông báo cho Sở Kế hoạch đầu tư về việc thay đổi cổ đông/thành viên góp vốn.
  • Trường hợp chuyển nhượng TOÀN BỘ CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN: Cần làm thủ tục thông báo cho Sở Kế hoạch đầu tư về việc thay đổi cổ đông là người nước ngoài và thay đổi người đại diện theo pháp luật.
  • Trường hợp chuyển nhượng TOÀN BỘ VỐN CỦA CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN: Cần làm thủ tục đăng ký thay đổi thành viên góp vốn với Sở Kế hoạch đầu tư và thay đổi người đại diện theo pháp luật.
  • Trường hợp chuyển nhượng TOÀN BỘ VỐN CỦA CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN: Cần làm thủ đăng ký thay đổi chủ sở hữu và thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty tại Sở Kế hoạch Đầu tư. Chi tiết có tại các bài viết:

5. Các lợi ích đối với nhà đầu tư nước ngoài từ việc chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế

Nhà đầu tư có những lợi ích vô cùng to lớn khi có được những tài sản mà không mất thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục:

a)     Giấy phép con:

Nhà đầu tư nước ngoài có được các giấy phép con dưới đây. Tuy nhiên cần làm thủ tục thay đổi tên người đại diện theo pháp luật trên giấy phép.

  • Giấy phép đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế
  • Giấy phép xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế (nếu có)

b)    Các kênh phân phối, các khách hàng, các đối tác

c)    Nhân sự và bộ máy quản lý

d)     Hàng hóa trong kho cùng toàn bộ các tài sản hữu hình khác

đ)     Các ưu đãi đầu tư:

Nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ được hưởng các ưu đãi đầu tư sẵn có của doanh nghiệp, đó có thể là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp áp dụng theo ngành nghề và/hoặc theo địa bàn. Để biết chi tiết, vui lòng đọc bài viết Các mức ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

6. Thuế thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế

Thu nhập tăng thêm từ việc chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân (nếu bên chuyển nhượng là cá nhân) hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu bên chuyển nhượng là tổ chức).

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn của chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế được xác định:

[Thuế] = 20% x [Thu nhập chịu thuế]

[Thu nhập chịu thuế] = [Giá chuyển nhượng] – [Giá mua của phần vốn chuyển nhượng] – [Chi phí chuyển nhượng]

Để tìm hiểu về vấn đề này, bạn hãy đọc bài viết Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp/cổ phần.

7. Dịch vụ chuyển nhượng vốn góp/cổ phần công ty kinh doanh trang thiết bị y tế

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động kinh doanh đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng có những hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn một cách đầy đủ, nhà đầu tư nước ngoài nên tham khảo dịch vụ của chúng tôi.

 

Lưu ý

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
  • Để giải đáp pháp lý cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật. Nếu bạn cần dịch vụ, Bạn để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact@luatthaian.vn.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói