Thủ tục phá sản ngân hàng như thế nào ?
Ngân hàng là một trong nhiều lĩnh vực dịch vụ phổ biến tại Việt Nam hiện nay nhưng cũng chứa đựng đầy rủi ro dẫn đến ngân hàng bị phá sản. Khi đó, chủ thể có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện thủ tục phá sản ngân hàng. Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt nên thủ tục phá sản ngân hàng sẽ có những đặc thù.
Nhằm cúng cấp cho bạn đọc những kiến thức đầy đủ trong vấn đề này, Công ty Luật Thái An với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, đầu tư… xin được chia sẻ quan điểm trong bài viết dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh thủ tục phá sản ngân hàng
Cơ sở pháp lý điều chỉnh thủ tục phá sản ngân hàng là Luật Phá sản 2014.
2. Thủ tục phá sản ngân hàng là một thủ tục đặc biệt
Sự tồn tại và hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, xã hội, đến lợi ích chung của cộng đồng nên việc phá sản các doanh nghiệp này cũng được pháp luật quy định một cách thận trọng, chặt chẽ. Thủ tục phá sản ngân hàng không giống thủ tục phá sản thông thường áp dụng đối với các doanh nghiệp và hợp tác xã – bạn có thể tham khảo Thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
Dưới đây là những điểm khác biệt đó:
3. Về thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ngân hàng
Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với ngân hàng chỉ thực hiện sau khi Ngân hàng nhà nước có một trong các văn bản sau:
- văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt
- văn bản chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán
- văn bản không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán…
Khi ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, Ngân hàng nhà nước sẽ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát, đặc biệt đối với ngân hàng đó. Việc mở thủ tục phá sản đối với ngân hàng sẽ được thực hiện khi ngân hàng không có khả năng khôi phục được khả năng thanh toán.
4. Về quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ngân hàng
Nhũng người sau đây được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với ngân hàng:
- Chủ nợ không có bảo đàm, chủ nợ có bảo đảm một phần;
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng;
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng trong trường hợp điều lệ ngân hàng có quy định;
- Ngân hàng có nghĩa vụ nộp đơn yếu cầu mở thủ tục phá sản; trường hợp ngân hàng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sân đốị với ngân hàng đó.
5. Về thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ngân hàng
Toà án nhân dân thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ngân hàng khi đã có một trong các văn bản sau:
- văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt
- văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
mà ngân hàng vẫn mất khả năng thanh toán.
6. Về hoàn trả khoản vay đặc biệt trong thủ tục phá sản ngân hàng
Nếu ngân hàng bị tuyên bổ phá sản có khoản vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng khác theo quy định của Luật Các ngân hàng thì phải hoàn trả khoản vay đặc biệt trước khi thực hiện phân chia tài sản theo quy định.
7. Về hoàn trả tài sản gửi giữ cho khách hàng trong thủ tục phá sản ngân hàng
Với các khách hàng chuyển giao tài sản cho ngân hàng giữ hộ, quản lí hộ theo hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng ủy thác thì tài sàn này không được tính là tài sản của ngân hàng mà phải trả lại cho chủ tài sản khi ngân hàng bị phá sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố ngân hàng phá sản, chù sở hữu tài sản phải xuất trình giấy tở chứng minh quyền sở hữu và hồ sơ, giấy tờ liên quan với cơ quan thi hành án dân sự để nhận lại tài sản của mình.
8. Về giao dịch cùa ngân hàng trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt
Các giao dịch của ngân hàng thực hiện trong giai đoạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thạnh toán sẽ không áp dụng quy định về giao dịch vô hiệu, bởi đó đều là những giao dịch cần thiết cho việc đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.
9. Về thứ tự phân chia tài sản trong thủ tục phá sản ngân hàng
Việc phân chịa tài sản cua ngân hàng có những khác biệt so với doanh nghiệp, hợp tác xã thông thường. Thứ tự ưu tiên phân chia tài sản như sau:
Nhóm ưu tiên số 1 phân chia tài sản trong thủ tục phá sản ngân hàng:
- Chi phí phá sản;
- Các khoản nợ tiền công, tiền lương đối với người lao động
- Các khoản tiền gửi, khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả
- Các khoản nợ ngân sách nhà nước
Nhóm ưu tiên số 2 phân chia tài sản trong thủ tục phá sản ngân hàng: Gồm chủ sở hữu ngân hàng, các thành viên góp vốn là tổ chức và cá nhân.
Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định cho các khoản nợ theo quy định thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỉ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
10. Về quyết định tuyên bố ngân hàng phá sản
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản tí, thanh lí tài sản lập xong danh sách chù nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của ngân hàng, Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố ngân hàng phá sản.
Sau khi tuyên bố ngân hàng phá sản thì sẽ thi hành quyết định tuyên bố phá sản như trong thủ tục phá sản thông thường, cụ thể như dưới đây:
11. Thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Các bước thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là:
a) Xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
Bạn có thể tìm hiểu thêm khi đọc bài viết Xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã của chúng tôi.
b) Thi hành quyểt định tuyên bố phá sản
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bổ phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có ttách nhiệm ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Sau khi nhận được quyết định phân công của Thủ ttưởng cơ quan thi hành án dẫn sự, Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Mở một tài khoản tại ngân hàng đứng tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản để gửi các khoản tiền thu hồi được của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
- Giám sát, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lí, thanh lí tài sàn thực hiện thanh lí tài sản;
- Thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sần, giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Dựa trên báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lí, thanh lí tài sản về kết quả thanh lí tài sản, Chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Việc phân chia tài sản phải thực hiện theo thứ tự do pháp luật quy định. Để hiểu thêm, bạn hãy đọc bài viết Thứ tự phân chi tài sản khi phá sản của chúng tôi. Nểu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỉ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Trên đây là phần tư vấn về thủ tục phá sản ngân hàng. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư. Luật sư sẽ luôn đồng hành hỗ trợ.
- Vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con - 04/06/2024
- LY HÔN VỚI CHỒNG ĐANG ĐI TÙ: THÀNH CÔNG BẤT CHẤP MỌI KHÓ KHĂN! - 04/06/2024
- Luật sư giúp khách hàng trong tranh chấp với Thẩm mỹ viện - 25/01/2024