Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy: Hình phạt thế nào?

Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thuộc nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do khung hình phạt cao nhất của tội này là tù chung thân. Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng hình sự, tư vấn luật hình sự, chúng tôi sẽ trình bầy những vấn đề cơ bản nhất về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy: các cấu thành tội phạm, các khung hình phạt, các căn cứ để toà án quyết định hình phạt cụ thể với từng người phạm tội, các hướng luật sư có thể bào chữa cho bị cáo tội phạm này…

1. Cơ sở pháp lý quy định tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là gì ?

Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là Điều 258  Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

2. Thế nào là lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy ?

Một người bị coi là phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy khi có các dấu hiệu sau đây. Các dấu hiệu này là các cấu thành tội phạm mà khi có đủ các cấu thành tội phạm này thì mới có thể kết luận người đó phạm tội.

a. Chủ thể của tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 16 tuổi phạm tội mới có thể chịu trách nhiệm hình sự.

b. Hành vi khi phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Hành vi khách quan:

Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi lôi ké người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Hành vi này được thực hiện qua thủ đoạn sau:

  • Thủ đoạn rủ rê người khác sử dụng trái phép chất ma túy: tác động đến người khác để người này tự nguyện sử dụng trái phép chất ma túy.
  • Thủ đoạn dụ dỗ người khác sử dụng trái phép chất ma túy: hứa hẹn làm cho người khác nghe theo mà sử dụng trái phép chất ma túy.
  • Thủ đoạn xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma túy: kích động, thúc đẩy người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
  • Thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy: thủ đoạn bất kỳ không phải là các thủ đoạn trên

So sánh với tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy:

  • Giống nhau: cùng có hậu quả là người khác bắt đầu sử dụng ma tuý.
  • Khác nhau: thái độ của người sử dụng trái phép chất ma túy. Với tội lôi kéo sử dụng ma tuý, nạn nhân tự nguyện sử dụng trái phép chất ma túy. Còn ở tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy, nạn nhân sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ.

c. Lỗi của chủ thể tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý trực tiếp.

Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là tội đặc biệt nghiêm trọng – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

3. Các khung hình phạt đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là gì?

Điều 258 Bộ luật hình sự 2015 quy định 4 khung hình phạt chính và 1 hình phạt bổ sung: thấp nhất là phạt tù 1 năm, cao nhất là tù chung thân.

a. Hình phạt theo khoản 1 điều 258 đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

b. Hình phạt theo khoản 2 điều 258 đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Đối với người đang cai nghiện;

h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

k) Tái phạm nguy hiểm.

c. Hình phạt theo khoản 3 điều 258 đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 13 tuổi.

d. Hình phạt theo khoản 4 điều 258 đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

đ. Hình phạt bổ sung đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

4. Toà án quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy như thế nào?

Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 258 nêu trên, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

a. Các tình tiết tăng nặng đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Các tình tiết tăng nặng đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy có thể là:

  • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
  • Phạm tội vì động cơ đê hèn;
  • Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Phạm tội đối với người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để phạm tội;
  • Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

và các tình tiết tăng nặng khác được quy định tại Điều 52 Bộ Luật hình sự 2015

b. Các tình tiết giảm nhẹ đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

Các tình tiết giảm nhẹ được quy định Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015. Đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, các tình tiết giảm nhẹ có thể là:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
  • Người phạm tội đầu thú

Những lưu ý quan trọng:

Khi quyết định mức hình phạt đối với bị cáo tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, Toà án có thể dựa vào Điều 54 Bộ luật hình sự 2015 để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, đó là:

  • Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015.
  • Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

c. Phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nhưng chưa đạt thì hình phạt thế nào?

Đối với trường hợp phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nhưng chưa đạt (chưa lôi kéo thành công, người bị lôi kéo chưa hoặc không sử dụng ma tuý…), hình phạt tù không quá 20 năm.

Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội thì hình phạt như sau:

  • Nếu bị phạt tiền thì số tiền phạt không quá một nửa mức tiền phạt áp dụng với người trên 18 tuổi
  • Nếu bị phạt cải tạo không giam giữ thì hình phạt không quá một nửa thời gian phạt áp dụng với người trên 18 tuổi
  • Nếu bị phạt tù thì hình phạt không quá ba phần tư thời gian phạt áp dụng với người trên 18 tuổi
  • Nếu bị phạt là chung thân hoặc tử hình thì hình phạt không quá 18 năm tù

d. Mới chuẩn bị phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì hình phạt thế nào?

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm. Nếu mới có ý định và chuẩn bị phạm tôi mà chưa có hành vi lôi kéo, dụ dỗ, rủ rê, xúi giục ai đó thì chưa bị truy cứu trách nhiệm hính sự.

đ. Phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy cùng với những người khác thì hình phạt thế nào?

Nếu đồng phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đối với phần đóng góp của mình trong vụ án. Dù tham gia ít hay nhiều vào việc phạm tội thì vẫn được coi là phạm tội. Căn cứ Điều 16 Bộ luật hình sự 2015 thì có các dạng đồng phạm sau:

  • Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
  • Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
  • Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
  • Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

e. Biết mà che giấu tội phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy thì có bị xử phạt không?

Nếu một người biết mà che giấu người phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy cùng dấu vết, tang vật của vụ án hoặc cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, căn cứ Điều 18 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể, mức hình phạt che giấu tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Nếu người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.

f. Nếu phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy nhưng người bị hại có đơn xin không truy tố thì có bị xử phạt không ?

Đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, cho dù người bị hại có đơn xin không truy tố thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

g. Nếu phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy và các tội khác đồng thời thì hình phạt sẽ thế nào?

Nếu phạm tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy và các tội khác đồng thời thì Toà án hình sự sẽ tổng hợp các hình phạt như sau, căn cứ Điều 55 Bộ luật hình sự 2015:

Đối với hình phạt chính:

  • Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
  • Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung;
  • Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
  • Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
  • Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
  • Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.

Lưu ý quan trọng: Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù: cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

5. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là bao lâu?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 20 năm kể từ khi hành vi phạm tội xẩy ra.

 

Trên đây là phần tư vấn về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy của Công ty Luật Thái An. Để được giải đáp các thắc mắc, vui lòng gọi Tổng đài tư vấn pháp lý của chúng tôi.

6. Dịch vụ thuê luật sư bào chữa tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn và tham gia tố tụng (luật sư bào chữa) là sự lựa chọn rất khôn ngoan. Luật sư tham gia vào các giai đầu của vụ án (khởi tố, điều tra, truy tố) là rất có lợi, lợi hơn khi chỉ tham gia vào giai đoạn xét xử. Điều đó tạo điều kiện cho luật sư chuẩn bị phương án bào chữa tốt nhất cho bị cáo. Các hướng bào chữa có thể là bị cáo vô tội, hoặc đề nghị giảm nhẹ hình phạt về tội danh hoặc khung hình phạt, hoặc đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung:

Với bề dầy kinh nghiệm tham gia các vụ án hình sự cùng sự tận tâm, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, các luật sư Công ty Luật Thái An sẽ tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc luật sư bảo vệ người bị hại trong các vụ án hình sự. Chúng tôi sẽ luôn nỗ lực tối để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ (khách hàng) với mức thù lao hợp lý.

Nguyễn Văn Thanh