Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự/vụ án kinh tế

Một vụ án có thể được xét xử ít nhất hai lần: xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị trong vòng 15 ngày kể từ khi bản án được tuyên). Thủ tục xét xử phúc thẩm như thế nào ? Chúng tôi sẽ trình bầy cụ thể trong bài viết dưới đây:

1. Cơ sở pháp quy định thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự/vụ án kinh tế

Cơ sở pháp quy định thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự/vụ án kinh tế là Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.

2. Thế nào là xét xử phúc thẩm vụ án dân sự/vụ án kinh tế

Bản án xét xử sơ thẩm vụ án nếu không có kháng nghị (của Viện kiểm sát), kháng cáo (của cá nhân và tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan) thì sẽ có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Trường hợp bản án có kháng nghị, kháng cáo thì vụ án phải đưa ra xét xử phúc thẩm.

Thông thường thời gian kháng cáo là 15 ngày, thời gian kháng nghị là 15 ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp hoặc 30 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên. Sau thời gian này mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực.

3. Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự/ vụ án kinh tế

a) Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý, thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa. Trong vòng 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa có thể đưa ra quyết định tạm đình chỉ xét xử, đình chỉ xét xử hoặc đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Quyết định này dựa trên kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án đã được xét xử ở cấp sơ thẩm.

b) Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án:

Trường hợp Tòa quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì phiên tòa phải được diễn ra theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật, gồm thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi các đương sự.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử công nhận thỏa thuân đó và dựa trên đó đưa ra bản án phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau thì phiên tòa được tiến hành theo thủ tục gồm phần tranh tụng giữa nguyên đơn, bị đơn:

  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày, người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp, đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
  • Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.

Hoặc tranh luận đối với kháng nghị:

  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
  • Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.
Xét xử phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện khi có kháng cáo hoặc kháng nghị bản án sơ thẩm.

c) Nghị án và tuyên án xét xử phúc thẩm:

Sau phần tranh tụng, Tòa án và Viện kiểm sát ra quyết định và tuyên án. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Trên đây là thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự/ vụ án kinh tế.

Trường hợp bạn muốn kháng cáo bản án dân sự/ bản án kinh tế hoặc bị bên kia đã kháng cáo bản án dân sự/ vụ án kinh tế, hoặc viện kiểm sát đã ra kháng nghị bản án dân sự/ vụ án kinh tế hoặc bạn muốn tìm hiểu trình tự, thủ tục xét xử vụ án cấp dân sự cấp phúc thẩm… hoặc bạn có bất kỳ câu hỏi nào về xét xử phúc thẩm vụ án dân sự/ vụ án kinh tế: Hãy gọi điện tới Tổng đài tư vấn luật của Công ty luật Thái An để được hỗ trợ kịp thời !

4. Dịch vụ luật sư tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự quy đình như sau về quyền khởi kiện vụ án:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

Trên đây là phần tư vấn về thủ tục xét xử phúc thẩm. Quy định của pháp luật có thể thay đổi theo thời gian, do đó nếu muốn được tư vấn cụ thể, hãy gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu bạn cần dịch vụ luật sư chuyên nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể tham khảo các bài viết sau đây:

Ngoài ra, bạn thể tham khảo bảng giá dịch vụ và quy trình cung cấp dịch vụ tại các bài viết dưới đây:

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP!


Tác giả bài viết:

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc Công ty luật Thái An

  • Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
  • Lĩnh vực hành nghề chính:
    * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
    * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình 

Xem thêm Luật sư Nguyễn Văn Thanh.

Nguyễn Thị Huyền

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói