Những điều cần biết khi đặt cọc mua nhà đất

Đặt cọc nhà đất là một trong những bước trong quy trình mua bán nhà đất. Điều này không có nghĩa là pháp luật bắt buộc các bên phải đặt cọc. Việc đặt cọc mua nhà đất hoàn toàn do các bên thỏa thuận và quyết định theo quy định của pháp luật. Nhưng nếu không nắm rõ quy định đặt cọc mua nhà đất thì việc bạn bị thiệt hại là điều khó tránh khỏi. Dưới đây là những điều cần biết khi đặt cọc mua nhà đất.

1. Cơ sở pháp lý quy định đặt cọc mua nhà đất

Cơ sở pháp lý quy định đặt cọc mua nhà đất là:

2. Đặt cọc mua nhà đất là gì?

Theo quy định tại Điều 328 của Bộ Luật Dân sự 2015:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng

Như vậy, đặt cọc mua nhà đất là việc bên mua nhà đất giao cho bên bán một khoản tiền hoặc các tài sản như trên trong một thời gian nhất định để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Mua bán nhà ở cũng là một lĩnh vực phổ biến của đặt cọc.

3. Có bắt buộc phải đặt cọc mua nhà đất không?

Đặt cọc mua nhà đất nằm trong hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của cả bên bán và bên mua. Tuy nhiên trong hệ thống pháp luật dân sự nói chung, pháp luật đất đai, nhà ở nói riêng không có quy định nào bắt buộc phải đặt cọc mua nhà đất. Vì vậy, trong quy trình mua bán nhà đất thì việc đặt cọc là không bắt buộc, tùy vào ý chí và thỏa thuận của hai bên.

4. Đặt cọc mua nhà đất có cần công chứng không?

Khi thực hiện việc đặt cọc mua nhà đất, hai bên cần thỏa thuận, thống nhất ý chí và lập thành hợp đồng đặt cọc. Pháp luật không có quy định về việc đặt cọc mua nhà đất phải công chứng tại tổ chức công chứng nên việc công chứng hợp đồng đặt cọc mua nhà đất là không bắt buộc. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn rằng để giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa khi đặt cọc mua nhà đất thì hợp đồng đặt đọc nên công chứng hoặc chứng thực. Như vậy, khi có tranh chấp về đặt cọc mua nhà đất thì việc xử lý sẽ dễ dàng hơn.

đặt cọc mua nhà đất
Nếu đã đặt cọc mua nhà đất mà bạn không mua trong thời hạn thỏa thuận thì bạn có thể mất trắng số tiền đã cọc – Ảnh minh họa: Internet.

5. Những lưu ý khi đặt cọc mua nhà đất

Lưu ý về hai bên chủ thể thực hiện việc đặt cọc mua nhà đất: Bên nhận cọc (bên bán) là chủ sở hữu quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở được thể hiện trên GCN. Bạn cần chắc chắn rằng bạn đang giao dịch với chinh chủ chứ không phải là một người giả mạo nào khác. Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng thì cả hai vợ chồng cùng tham gia thỏa thuận, cùng ký tên vào hợp đồng đặt cọc. Nếu ủy quyền thì người được ủy quyền phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc được chủ nhà, đất ủy quyền nhận đặt cọc.

Số tiền đặt cọc: Bộ Luật Dân sự 2015 cũng như văn bản pháp luật liên quan không quy định mức tiền đặt cọc, do vậy việc đặt cọc mua nhà đất là bao nhiêu tiền tùy vào thỏa thuận hai bên. Tuy nhiên, pháp luật cũng khống chế mức tiền đặt cọc ở mức dưới 30% giá trị của hợp đồng mua bán nhà đất. Thông thường thì các bên sẽ thỏa thuận mức tiền khi đặt cọc mua nhà đất là từ 5%-10% giá trị nhà đất. Khi đặt cọc thì hai bên phải lập một bản ghi nhận việc đặt cọc, và ký xác nhận. Trường hợp thanh toán qua Ngân hàng thì phải lưu lại biên lai thanh toán.

Thỏa thuận phạt cọc khi một bên vi phạm: Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì nếu bên nhận cọc không bán nhà đất cho người đặt cọc mua nhà đất thì phải trả lại toàn bộ số tiền bằng với số tiền đã đặt cọc. Nếu bên đặt cọc không mua thì sẽ phải chịu mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc Bạn cần lưu ý rằng việc phạt cọc chỉ có hiệu lực khi một bên vi phạm khi hết thời gian thỏa thuận được ghi trong hợp đồng đặt cọc.

Lưu ý: Các bên có thỏa thuận khác như không phạt cọc hoặc phạt cọc theo mức thấp hơn, cao hơn số tiền đặt cọc thì thực hiện theo thỏa thuận đó với điều kiện nội dung thỏa thuận không trái luật, đạo đức xã hội.

Thỏa thuận về thời gian đặt cọc mua nhà đất, địa điểm, thời điểm công chứng hợp đồng mua bán đất: Bạn cần phải thỏa thuận về thời hạn đặt cọc vì nếu một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đặt cọc thì bên còn lại có quyền phạt cọc. Ngoài ra cũng cần thỏa thuận rõ việc mua bán nhà đất được thực hiện tại Tổ chức hành nghề công chứng nào, ngày, giờ công chứng hợp đồng.

 

Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về đặt cọc mua nhà đất . Từ khi viết bài này các quy định của pháp luật đã có thể thay đổi. Nên để được tư vấn chính xác nhất, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Thái An.

6. Quy định về mua bán nhà đất theo tư vấn của Luật Thái An

Có thể nói, mảnh đất căn nhà là cơ ngơi, tài sản giá trị, là thành quả của quá trình làm việc là lao động vất vả của bất cứ ai. Vì vậy, khi đưa nhà ở, đất đai vào giao dịch thì bạn cần hết sức cẩn trọng, tìm hiểu kỹ thực trạng nhà đất, giấy tờ pháp lý có liên quan. Tuy hệ thống pháp luật điều chỉnh khi mua bán nhà đã dần hoàn thiện nhưng biện pháp tốt nhất là “tự bảo vệ quyền lợi của mình”.

Một trong những giải pháp tốt nhất đó là bạn cần tìm đến đơn vị cung cấp pháp lý uy tín để được tư vấn trước khi quyết định mua bán nhà ở trong trường hợp của mình.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp một cách tối ưu nhất, người mua bán nhà cần tìm đến đơn vị tư vấn pháp luật uy tín để được hỗ trợ.

HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh