Đóng bảo hiểm bao lâu để hưởng chế độ thai sản? Quyền lợi gì và thủ tục thế nào?

Người lao động được Nhà nước quy định được hưởng nhiều chế độ như chế độ ốm đau, chế độ nghỉ hưu… đáng chú ý là chế độ thai sản. Chế độ thai sản là những quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động trong thời kỳ trước, trong và sau khi sinh. Bất kỳ cá hân nào cũng không có quyền tự ý xâm phạm đến chế độ thai sản của người lao động.

Công ty Luật Thái An với mong muốn nâng cao kiến thức pháp luật tới người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề: Đóng bảo hiểm bao lâu để hưởng chế độ thai sản? Quyền lợi gì và thủ tục thế nào?

Câu hỏi của khách hàng: Đóng bảo hiểm bao lâu để hưởng chế độ thai sản? Quyền lợi gì và thủ tục thế nào?

Chào luật sư. tôi tên là Mai, sinh năm 1990, hiện đang làm việc tại Hà Nội. Tôi có một thắc mắc về vấn đề: Đóng bảo hiểm bao lâu để hưởng chế độ thai sản? Quyền lợi gì và thủ tục thế nào? như sau mong được luật sư giải đáp:

Tôi là lao động nữ của một công ty kinh doanh phần mềm. Tôi tham gia bảo hiểm xã hội đã được 01 năm và hiện nay tôi đang mang bầu tháng thứ 2, mang thai 1 bé. Vậy tôi với thời gian đóng bảo hiểm như trên thì tôi đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con chưa? Quyền lợi khi được hưởng chế độ thai sản này thế nào và thủ tục hưởng ra sao? Tôi vẫn dự định tiếp tục làm việc đến khi sinh con xong. Mong được luật sư giải đáp.

Luật Thái An trả lời câu hỏi về việc đóng bảo hiểm bao lâu để hưởng chế độ thai sản? Quyền lợi gì và thủ tục thế nào?

 Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh là gì?

Cơ sở pháp lý điều chỉnh là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Đóng bảo hiểm bao lâu để hưởng chế độ thai sản?

Căn cứ quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Lao động nữ sinh con;

Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Theo đó, điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Thời gian 12 tháng trước khi sinh con được hướng dẫn xác định theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội được 01 năm, hiện tại đang mang thai tháng thứ 2 và vẫn có dự định tiếp tục làm việc lâu dài tại công ty. Do bạn chưa cung cấp thời điểm dự sinh cho nên chúng tôi chưa thể xác định chính xác cho bạn về việc bạn có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản hay chưa?

Tuy nhiên, bạn chỉ cần đáp ứng điều kiện đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

hưởng chế độ thai sản
Quyền hưởng chế độ thai sản là một trong những quyền được pháp luật bảo vệ cho người lao động – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

3. Quyền lợi khi hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con

a. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con

​Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời gian hưởng chế độ khi sinh con thì:

“Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”

Theo đó, trường hợp bạn sinh con một thì bạn được nghỉ sinh con 06 tháng, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

>>> Xem thêm: Chế độ thai sản khi nghỉ dưỡng thai

b. Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh con:

Căn cứ Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Theo đó, khi đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn sẽ được hưởng 06 lần mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản.

Ngoài ra, bạn sẽ còn được nhận thêm một khoản trợ cấp khi sinh con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng ban sinh con theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Từ năm 2020, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng.

4. Thủ tục hưởng chế độ thai sản

Căn cứ Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH quy định như sau:

“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

2.2. Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:

2.2.2. Lao động nữ sinh con:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con…”

Theo đó, trường hợp bạn vẫn có ý định làm việc tại công ty sau khi khi đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn chuẩn bị bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con nộp cho công ty trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ bạn, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ (bao gồm hồ sơ của bạn đã nộp và Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản theo mẫu 01B-HSB nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động theo điểm a khoản 3 Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi để trả lời câu hỏi: Đóng bảo hiểm bao lâu để hưởng chế độ thai sản? Quyền lợi gì và thủ tục thế nào?

Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

>>> Xem thêm: Chế độ thai sản cho chồng

quanly

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói