Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.
Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh cũng như tạm ngừng hoạt động. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Như vậy, khác với giải thể doanh nghiệp là sự chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp thì tạm ngừng kinh doanh chỉ là việc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian đó, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường.
Để ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường lựa chọn 1 trong 4 cách dưới đây:
- Tạm ngừng kinh doanh (tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn 01 năm, muốn tiếp tục ngừng kinh doanh phải thông báo theo quy định);
- Giải thể công ty (vĩnh viễn chấm dứt hoạt động của công ty);
- Đóng cửa công ty – hiểu một cách nôm na là công ty “không làm gì” (Trường hợp này công ty sẽ bị cơ quan quản lý thuế “đóng mã số thuế”, dẫn đến việc công ty không thể hoạt động được);
- Phá sản công ty (Thủ tục quá phức tạp thông qua tòa án và theo yêu cầu của các chủ nợ – thực tế rất ít các doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục phá sản thành công).
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh:
- Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc toàn doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, tại thời điểm doanh nghiệp thông báo tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp có vi phạm dẫn đến cơ quan quản lý thuế đóng mã số thuế thì trước khi làm thủ tục Thông báo tạm ngưng kinh doanh, doanh nghiệp phải khôi phục mã số thuế.
- Doanh nghiệp phải Thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong thời hạn 03 ngày, trước khi doanh nghiệp tạm ngừng.
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền: Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trường hợp doanh nghiệp bị phát hiện không đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành nghề kinh doanh đó.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 thì trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp cần làm các công việc sau:
- Phải nộp đủ số thuế;
- Phải nộp đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ;
- Tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Căn cứ quy định tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì nếu muốn trở lại hoạt động trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp phải gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Sau khi nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đồng thời với đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy tạm ngừng kinh doanh là thủ tục đơn giản nhưng để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ các quy định, thủ tục để vừa đảm bảo được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo được quyền và lợi ích của khách hàng, người lao động cũng như lợi ích của Nhà nước. Tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ phải thực hiện làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan.
Do đó, khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp nên tìm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của Công ty Luật Thái An chúng tôi. Chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động
- Tư vấn soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
- Tư vấn các công việc sau khi tạm ngừng kinh doanh
- Tư vấn trình tự thủ tục, hồ sơ nếu doanh nghiệp muốn trở lại kinh doanh trước hạn
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan đến Luật doanh nghiệp
- …
Với thời gian thực hiện nhanh chóng, thủ tục trọn gói, chi phí dịch vụ hợp lý, Luật Thái An là lựa chọn pháp lý hàng đầu cho các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
📞 Ticket: Transaction №OG98. CONTINUE =>> https://telegra.ph/Go-to-your-personal-cabinet-08-25?hs=0d299180f6c1f223cf1247b6f2fda289& 📞 –
uonac3