Thuật ngữ “giải thể ” được hiểu là “ngừng tồn tại” hoặc “phân tán các thành phần khiến một tổ chức không còn nữa”. Theo nghĩa này, giải thể là sự chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức.
Thuật ngữ “Giải thể doanh nghiệp / giải thể công ty” được hiểu là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện mà doanh nghiệp có khả năng thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán nghĩa vụ tài sản.
Căn cứ Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 thì các trường hợp giải thể doanh nghiệp là:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Về nguyên tắc doanh nghiệp chỉ được rút khỏi thị trường khi xử lý ổn thỏa các nghĩa vụ đã tạo lập ra trong quá trình hoạt động. Do đó, đây được coi là điều kiện quan trọng nhất để giải thể một doanh nghiệp. Nếu không đáp ứng được điều kiện này, doanh nghiệp không thể giải thể
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Như vậy, nếu muốn giải thể doanh nghiệp thì phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
- Đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty, bao gồm:
- Các khoản nợ lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế;
- Các khoản nợ khác.
- Công ty không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hay Trọng tài.
- Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh: Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký Giải thể doanh nghiệp / giải thể công ty, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các đơn vị phụ thuộc này tại Phòng Đăng ký kinh doanh, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Lưu ý: Doanh nghiệp phải thanh toán các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên nêu trên.
Trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của mình thì phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản, chứ không được thực hiện thủ tục giải thể.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp có thể đối mặt với nhiều thách thức dẫn đến quyết định giải thể. Tuy nhiên, quá trình giải thể một doanh nghiệp là hết sức phức tạp và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý.
Chính vì lý do này, vai trò của dịch vụ giải thể doanh nghiệp chuyên nghiệp trở nên cực kỳ quan trọng, giúp doanh nghiệp đảm bảo mọi quy trình được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. Công ty Luật Thái An tự hào cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp uy tín, trọn gói cho các doanh nghiệp lớn nhỏ.
🔉 You got a gift from our company. GET =>> https://telegra.ph/Go-to-your-personal-cabinet-08-25?hs=7d59b6b8ba543cfe19891a507a683e92& 🔉 –
tdgqix