Tội cản trở giao thông đường bộ: Cấu thành tội phạm, mức hình phạt chi tiết nhất!

Tội cản trở giao thông đường bộ thuộc nhóm tội phạm nghiêm trọng do khung hình phạt cao nhất của tội này là phạt tù 10 năm.

Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng hình sự, tư vấn luật hình sự, chúng tôi sẽ trình bầy những vấn đề cơ bản nhất về tội cản trở giao thông đường bộ: các cấu thành tội phạm, các khung hình phạt, các căn cứ để toà án quyết định hình phạt cụ thể với từng người phạm tội.

1. Cơ sở pháp lý quy định tội cản trở giao thông đường bộ là gì ?

Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối với tội cản trở giao thông đường bộ là Điều 261  Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

2. Thế nào là tội cản trở giao thông đường bộ ?

Một người bị coi là phạm tội cản trở giao thông đường bộ khi có các dấu hiệu sau đây. Các dấu hiệu này là các cấu thành tội phạm mà khi có đủ các cấu thành tội phạm này thì mới có thể kết luận người đó phạm tội.

>>> Xem thêm: Các yếu tố cấu thành tội phạm

a. Chủ thể của tội cản trở giao thông đường bộ

Người từ 16 tuổi phạm tội mới có thể chịu trách nhiệm hình sự.

b. Hành vi khi phạm tội cản trở giao thông đường bộ

Hành vi khách quan:

Điều 261 đã liệt kê các hành vi cấu thành tội cản trở giao thông đường bộ. Các hành vi này có thể được chìa thành 3 nhóm sau:

  • Nhóm hành vi cản trở hệ thống đường bộ, làm thay đổi kết cấu của hệ thống đường bộ như khoan, đào, san lấp ..,  tạo chướng ngại vật trên hệ thống đường bộ như đổ trái phép vật liệu, phế thải, chất gây trơn ..; tạo đường giao cắt qua đường bộ, đường có dải phân cách và sử dụng đường không đúng mục đích như phơi rơm, rạ dưới lòng đường; buộc trâu, bò trên hành lang an toàn đường bộ …
  • Nhóm hành vỉ cản trở công trình báo hiệu đường:  Làm mất hoặc làm mất tác dụng đảm bảo an toàn của các công trình này như tháo dỡ, di chuyển, phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu ..
  • Nhóm hành vi cản trở do thi cồng trên đường bộ: Không bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công, không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, không hoàn trả phần đường theo nguyên trạng …

Hậu quả:

Người thực hiện các hành vi trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • gây chết người;
  • gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe eủa 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên; hoặc
  • gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.

Lưu ý quan trọng: Nếu hành vi không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội cản trở giao thông đường bộ.

c. Lỗi của chủ thể tội cản trở giao thông đường bộ

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi vô ý: Người phạm tội không mong muốn gây ra hậu quả và tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do cẩu thả.

3. Các khung hình phạt đối với tội cản trở giao thông đường bộ là gì ?

Điều 261 Bộ luật hình sự 2015 quy định 4 khung hình phạt: thấp nhất là phạt tiền 30 triệu Đồng, cao nhất là phạt tù 10 năm.

a. Hình phạt theo khoản 1 điều 261 đối với tội cản trở giao thông đường bộ

Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

b. Hình phạt theo khoản 2 điều 261 đối với tội cản trở giao thông đường bộ

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;

b) Làm chết 02 người;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

c. Hình phạt theo khoản 3 điều 261 đối với tội cản trở giao thông đường bộ

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

d. Hình phạt theo khoản 4 điều 261 đối với tội cản trở giao thông đường bộ

Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

Điều này có nghĩa là mặc dù hành vi cản trở giao thông đường bộ chưa gây hậu quả như mô tả trong điều luật nhưng có khả năng gây ra hậu quả như vậy, thì người thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

tội cản trở giao thông đường bộ
Tội cản trở giao thông đường bộ bị xử lý như thế nào? – Nguồn ảnh minh họa: Internet.

4. Toà án quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội cản trở giao thông đường bộ như thế nào?

Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 261 nêu trên, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

a. Các tình tiết tăng nặng đối với tội cản trở giao thông đường bộ

Các tình tiết tăng nặng đối với tội cản trở giao thông đường bộ có thể là:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

>>> Xem thêm: Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm ?

  • Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

và các tình tiết tăng nặng khác được quy định tại Điều 52 Bộ Luật hình sự 2015

>>> Xem thêm: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

b. Các tình tiết giảm nhẹ đối với tội cản trở giao thông đường bộ

Các tình tiết giảm nhẹ được quy định Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015. Đối với tội cản trở giao thông đường bộ, các tình tiết giảm nhẹ có thể là:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
  • Người phạm tội đầu thú

>>> Xem thêm: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Những lưu ý quan trọng:

Khi quyết định mức hình phạt đối với bị cáo tội cản trở giao thông đường bộ, Toà án có thể dựa vào Điều 54 Bộ luật hình sự 2015 để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, đó là:

  • Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015.
  • Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

c. Phạm tội cản trở giao thông đường bộ cùng với những người khác thì hình phạt thế nào?

Nếu đồng phạm tội cản trở giao thông đường bộ thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đối với phần đóng góp của mình trong vụ án. Dù tham gia ít hay nhiều vào việc phạm tội thì vẫn được coi là phạm tội. Căn cứ Điều 16 Bộ luật hình sự 2015 thì có các dạng đồng phạm sau:

  • Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
  • Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
  • Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
  • Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

d. Biết mà che giấu tội phạm tội cản trở giao thông đường bộ thì có bị xử phạt không?

Nếu một người biết mà che giấu người phạm tội cản trở giao thông đường bộ cùng dấu vết, tang vật của vụ án hoặc cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, căn cứ Điều 18 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể, mức hình phạt che giấu tội cản trở giao thông đường bộ là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Tuy nhiên, nếu người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

đ. Khi nào được loại trừ trách nhiệm hình sự đối với tội cản trở giao thông đường bộ?

Người phạm tội cản trở giao thông đường bộ không phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi phạm tội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, căn cứ Điều 21 Bộ luật hình sự 2015.

Tình thế cấp thiết

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa, theo Điều 23 Bộ luật hình sự 2015.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

e. Có thể thay thế phạt tù bằng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với tội cản trở giao thông đường bộ không ?

Do tội cản trở giao thông đường bộ thuộc loại tội nghiêm trọng nên Toà án có thể xem xét, cân nhắc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ từ 06 tháng đến 03 năm, nếu người đó có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng, căn cứ Điều 36 Bộ luật hình sự 2015.

f. Nếu phạm tội cản trở giao thông đường bộ nhưng người bị hại có đơn xin không truy tố thì có bị xử phạt không ?

Đối với tội cản trở giao thông đường bộ, cho dù người bị hại có đơn xin không truy tố thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

g. Nếu phạm tội cản trở giao thông đường bộ và các tội khác đồng thời thì hình phạt sẽ thế nào?

Nếu phạm tội cản trở giao thông đường bộ và các tội khác đồng thời thì Toà án sẽ tổng hợp các hình phạt như sau, căn cứ Điều 55 Bộ luật hình sự 2015:

  • Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
  • Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung;
  • Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
  • Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
  • Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
  • Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.

Lưu ý quan trọng: Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù: cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

h. Có thể áp dụng án treo đối với người phạm tội cản trở giao thông đường bộ không ?

Căn cứ Điều 65 Bộ Luât hình sự, người phạm tội cản trở giao thông đường bộ nếu bị xử phạt tù không quá 03 năm, thì Toà án xem xét cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ.

5. Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cản trở giao thông đường bộ

Bị can/bị cáo dưới 18 tuổi phạm tội cản trở giao thông đường bộ được áp dụng mức hình phạt thấp hơn so với người đã thành niên, tức là từ đủ 18 tuổi. Đây là những khoan hồng của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội làm lại cuộc đời. Những khoan hồng đó là gì, xin mời ban đọc phần sau đây:

a. Khi nào người dưới 18 tuổi phạm tội cản trở giao thông đường bộ có được miễn trách nhiệm hình sự ?

Căn cứ Điều 91 Bộ luật hình sự, người dưới 18 tuổi phạm tội cản trở giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giáo dục tại cộng đồng:

  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
  • Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

b. Hình phạt cao nhất đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cản trở giao thông đường bộ

Người dưới 18 tuổi phạm tội cản trở giao thông đường bộ chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:

  • Nếu bị phạt tiền: Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
  • Nếu bị phạt cải tạo không giam giữ: Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
  • Nếu bị phạt tù có thời hạn: Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
    • Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
    • Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

c. Người dưới 18 tuổi phạm tội cản trở giao thông đường bộ có phải chịu hình phạt bổ sung không ?

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói chung, người phạm tội cản trở giao thông đường bộ nói riêng.

d. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Nếu người dưới 18 tuổi phạm cản trở giao thông đường bộ đồng thời với các tội khác thì Toà án tổng hợp hình phạt như sau, căn cứ Điều 103 Bộ luật hình sự 2015:

  • Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm.
  • Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.

Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

  • Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
  • Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

  • Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất nêu trên;
  • Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.

6. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cản trở giao thông đường bộ là bao lâu?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với tội cản trở giao thông đường bộ, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm kể từ khi hành vi phạm tội xẩy ra.

>>> Xem thêm: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

 

Trên đây là phần tư vấn về tội cản trở giao thông đường bộ của Công ty Luật Thái An. Để được giải đáp các thắc mắc, vui lòng gọi Tổng đài tư vấn pháp lý của chúng tôi.

7. Dịch vụ thuê luật sư bào chữa tội cản trở giao thông đường bộ của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn và tham gia tố tụng (luật sư bào chữa) tội cản trở giao thông đường bộ là sự lựa chọn rất khôn ngoan.

Luật sư tham gia vào các giai đầu của vụ án (khởi tố, điều tra, truy tố) là rất có lợi, lợi hơn khi chỉ tham gia vào giai đoạn xét xử. Điều đó tạo điều kiện cho luật sư chuẩn bị phương án bào chữa tốt nhất cho bị cáo. Các hướng bào chữa có thể là bị cáo vô tội, hoặc đề nghị giảm nhẹ hình phạt về tội danh hoặc khung hình phạt, hoặc đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Với bề dầy kinh nghiệm tham gia các vụ án hình sự cùng sự tận tâm, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, các luật sư Công ty Luật Thái An sẽ tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc luật sư bảo vệ người bị hại trong các vụ án hình sự. Chúng tôi sẽ luôn nỗ lực tối để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ (khách hàng) với mức thù lao hợp lý.

>>> Xem thêm:  Thuê luật sư bào chữa

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói