Quyền tác giả và quyền liên quan

Quyền tác giả và quyền liên quan là những thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến ngày nay với tư cách là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm cũng như các vấn đề pháp lý khác liên quan đến quyền này.  Vậy nên, trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ đưa ra các tiêu chí so sánh quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định hiện hành:

1. Cơ sở pháp lý quy định về so sánh quyền tác giả và quyền liên quan

Cơ sở pháp lý quy định về so sánh quyền tác giả và quyền liên quan là các văn bản pháp lý sau đây:

2. Quyền tác giả và quyền liên quan là gì?

-Thứ nhất, về khái niệm “quyền tác giả”, theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Ví dụ như người vẽ nên một bức tranh sơn dầu thì có quyền tác giả đối với bức tranh đó.

-Thứ hai, về khái niệm “quyền liên quan”, theo Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định:

“Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”

 Ví dụ như quyền liên quan sẽ được áp dụng đối với phần biểu diễn bài hát của ca sỹ khi hát bài hát do người khác sáng tác trên sân khấu.

3. Điểm giống nhau giữa quyền tác giả và quyền liên quan

Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả có một số điểm tương đồng như sau:

  • Quyền tác giả và quyền liên quan đều là quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ nhằm tạo cho chủ thể sở hữu quyền những giá trị vật chất và tinh thần và hạn chế các hành vi xâm phạm quyền bởi những chủ thể khác.
  • Việc xác lập quyền tác giả và quyền liên quan không bắt buộc phải thông qua thủ tục đăng ký. Tức là khi một tác phẩm ra đời, chúng có thể được bảo hộ tự động mà không cần đăng ký, nộp lưu, nộp phí hay thực hiện bất cứ một thủ tục hành chính nào khác.
Những điểm giống nhau cơ bản giữa quyền tác giả và quyền liên quan
Những điểm giống nhau cơ bản giữa quyền tác giả và quyền liên quan – Nguồn: Luật Thái An
  • Đối với những quyền tài sản thuộc quyền tác giả và quyền liên quan, đây là quyền chỉ được bảo hộ có thời hạn. Khi hết thời hạn bảo hộ thì sẽ không được bảo hộ nữa và được coi là thuộc về sở hữu công cộng.

===>>> Xem thêmThế nào là xâm phạm quyền tác giả ?

4. Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan

Bên cạnh những điểm tương đồng, quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả cũng có những điểm khác nhau như sau:

4.1. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ thì căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan có sự khác nhau như sau:

  • Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, phương tiện, ngôn ngữ, chất lượng, hình thức, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
  • Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

4.2. Chủ thể được bảo hộ

  • Đối với quyền tác giả: Chủ thể được bảo hộ là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả
  • Đối với quyền liên quan đến quyền tác giả: Chủ thể được bảo hộ là người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng

===>>> Xem thêm:Chủ sở hữu quyền tác giả là ai?

4.3. Đối tượng được bảo hộ

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ thì đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; còn đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

4.4. Nội dung bảo hộ

Đối với quyền tác giả: Bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản

  • Quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc là bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đã được công bố, sử dụng;…
  • Quyền tài sản: Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; nhập khẩu, phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,…

===>>> Xem thêm:Nội dung quyền tác giả gồm những gì?

Đối với quyền liên quan đến quyền tác giả: Người biểu diễn có quyền nhân thân và quyền tài sản; còn chủ sở hữu cuộc biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng chỉ có quyền tài sản.

  • Quyền nhân thân của người biểu diễn: Được giới thiệu tên khi có biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, phát sóng, ghi hình, cuộc biểu diễn;bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác cắt xén, sửa chữa hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của người biểu diễn.
  • Quyền tài sản, gồm có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền: Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi hình và ghi âm; sao chép gián tiếp hoặc trực tiếp cuộc biểu diễn,…

4.5. Điều kiện bảo hộ

  • Đối với quyền tác giả: Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đó là các đối tượng bảo hộ có tính nguyên gốc; được định hình dưới một dạng vật chất nhất định; trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học; không thuộc các đối tượng không thuộc quyền bảo hộ.
  • Đối với quyền liên quan đến quyền tác giả: Điều kiện bảo hộ quyền liên quan đó là các đối tượng được bảo hộ có tính nguyên gốc, phải có dấu ấn sáng tạo của chủ thể liên quan, không gây phương hại đến quyền tác giả.
Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan dựa trên 6 tiêu chí cơ bản
Phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan dựa trên 6 tiêu chí cơ bản – Nguồn: Luật Thái An

4.6. Thời hạn bảo hộ

Đối với quyền tác giả:

  • Các quyền nhân thân: việc bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm;
  • Các quyền tài sản: Các quyền tài sản của quyền tác giả có thời hạn bảo hộ như sau: Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Các Tác phẩm còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Đối với quyền liên quan:

  • Quyền của người biểu diễn: có thới hạn bảo hộ là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
  • Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: có thời hạn bảo hộ là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc 50 kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.
  • Quyền của tổ chức phát sóng: có thời hạn bảo hộ là 50 tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

===>>> Xem thêm:Thủ tục bảo hộ quyền tác giả

5. Mối liên hệ về quyền tác giả và quyền liên quan

Như phân tích ở trên, quyền tác giả và quyền liên quan đều là quyền sở hữu trí tuệ nên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, quyền liên quan (tên đầy đủ là Quyền liên quan đến quyền tác giả) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Tác giả là người tạo ra tác phẩm còn chủ thể có quyền liên quan là người đưa tác phẩm đến với công chúng. Vì vậy, quyền của chủ thể quyền liên quan có thể coi như là một loại quyền phái sinh từ quyền tác giả. Hai loại quyền này luôn gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời.

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề so sánh quyền tác giả và quyền liên quan. Những nội dung này dựa trên các quy định pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đăng tải.

Từ thời điểm ngày 01/01/2023, Luật số: 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16/6/2022 chính thức có hiệu lực dẫn đến việc thay đổi một số nội dung liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan.

Để được tư vấn kịp thời, chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ. 

===>>> Xem thêm:Nội dung quyền tác giả gồm những gì?

6. Dịch vụ tư vấn quyền sở hữu trí tuệ của Luật Thái An

Ngày nay, việc sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ, cũng như giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ giúp các cá nhân, tổ chức bảo vệ tốt hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đặc biệt là khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức.

Công ty Luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, đăng ký quyền tác giả, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp, cũng như giải quyết tranh chấp.và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tối đa.

===>>> Xem thêm:A-Z về quyền tác giả và quyền liên quan

===>>> Xem thêm: Quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng của hợp đồng

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói