Công ty Luật Thái An cảm ơn bạn Mạnh Hùng (cư trú tại thành phố Biên Hòa) đã tin tưởng gửi câu hỏi về địa chỉ email: contact@luatthaian.vn và Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của chúng tôi. Trong bài viết sau chúng tôi nêu ý kiến tư vấn về 5 Quy định về bảo đảm hoạt động đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 như sau.

Bảo đảm hoạt động đầu tư đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút và thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước. Quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm này giống như một cam kết về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư về một số quyền lợi cụ thể.
Cơ sở pháp lý quy định về bảo đảm hoạt động đầu tư
Cơ sở pháp lý quy định về bảo đảm hoạt động đầu tư là Luật Đầu tư 2020.
Khái niệm đảm bảo đầu tư
Bảo đảm đầu tư được hiểu là cam kết của Nhà Nước đối với nhà đầu tư trong nước và ngoài nước với mục đích tạo sự an toàn về mặt pháp lý về tài sản, vốn đầu tư, lợi nhuận, các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư khi họ thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Bảo đảm hoạt động đầu tư theo Luật Đầu tư 2020
Các biện pháp bảo đảm hoạt động đầu tư tại Việt Nam bao gồm:
– Bảo đảm quyền sở hữu tài sản;
– Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh;
– Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài;
– Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật;
– Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
5 quy định về bảo đảm hoạt động đầu tư theo Luật Đầu tư 2020
Bảo đảm quyền sở hữu tài sản
Bảo đảm quyền sở hữu tài sản là biện pháp bảo đảm tài sản cho nhà đầu tư, theo đó: Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính; Không bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng trừ trường hợp vì lí do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai và nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
Nhà đầu tư không buộc phải thực hiện những yêu cầu sau:
– Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất trong nước;
– Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cũng ứng trong nước;
– Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
– Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
– Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
– Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
– Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với các dự án đầu tư (1)Thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ có sự tham gia của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước theo các hình thức đầu tư quy định tại Điều 21 Luật đầu tư 2020 (Thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC và những hình thức khác theo quy định của chính phủ) thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác. (2) Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thì nhà đầu tư được đảm bảo theo các biện pháp đảm bảo nhà nước, bao gồm:
– Bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ;
– Bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp nhà nước.
– Các hình thức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân cấp tỉnh.
– Đối với dự án đầu tư đã thực hiện hoặc được chấp thuận, cho phép thực hiện theo quy định trước ngày 01/7/2015 mà thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư không phải thực hiện ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ.
– Trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, chuyển mục đích sử dụng đất sau khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thì phải thực hiện ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ theo quy định
Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển các tài sản bao gồm: Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư ra nước ngoài sau khi đã hoàn thành xong các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam.
Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
Trong trường hợp ưu đãi đầu tư theo văn bản pháp luật mới cao hơn ưu đãi đầu tư đang áp dụng thì phần thời gian được hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi mới cao hơn, trừ trường hợp đối với các dự án đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành; Nếu ưu đãi đầu tư theo văn bản pháp luật mới thấp hơn ưu đãi đầu tư đang áp dụng thì mức ưu đãi sẽ được giữ nguyên cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án, trừ trường hợp quy định ưu đãi mới thấp hơn thay đổi vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường và đối với trường hợp không được áp dụng ưu đãi cao hơn này thì sẽ được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
– Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;.
– Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
– Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
Lưu ý: để được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp này nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp đầu tư kinh doanh
Bảo đảm giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
Các tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, nếu không thể thương lượng hoặc hòa giải thì được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án như sau:
– Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam
– Trường hợp tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì được lựa chọn giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: Tòa án Việt Nam; Trọng tài Việt Nam; Trọng tài nước ngoài; Trọng tài quốc tế; Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
– Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty luật Thái An về bảo đảm đầu tư tại Việt Nam theo Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021.
Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn Luật đầu tư của Công ty Luật Thái An. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài
Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng vi phạm pháp luật và phải gánh chịu hậu quả đáng tiếc. Để ngăn ngừa rủi ro pháp lý, vừa được tư vấn một cách đầy đủ và tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nhà đầu tư nước ngoài nên sử dụng Dịch vụ xin cấp Giấy phép đầu tư của Luật Thái An.
Tác giả bài viết: Luật sư Đào Ngọc Hải, Trưởng Chi nhánh Thái Nguyên, Công ty Luật Thái An
- Trên 20 năm công tác giảng dạy tại Thái Nguyên
- Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
- Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp – Bộ Tư Pháp
Thẻ Luật sư số 12260/LS cấp tháng 8/2017 - Lĩnh vực hành nghề chính:
* Tư vấn luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại, Hôn nhân và gia đình, Đất đai
* Tố tụng: Dân sự, Hình sự, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động
- Luật sư bảo vệ thành công vụ án tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ ông cha để lại - 11/10/2023
- Hợp đồng thuê căn hộ chung cư - 08/07/2023
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.