Hợp đồng dịch vụ với cá nhân: Các quy định cần biết

Hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội ngày nay bởi đối tượng của loại hợp đồng này rất rộng. Tuy nhiên, việc ký kết các hợp đồng dịch vụ ngày nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu việc soạn thảo hợp đồng không chặt chẽ. Sau đây, Công ty Luật Thái An, đơn vị chuyên tư vấn soạn thảo hợp đồng, xin gửi tới bạn đọc tham khảo bài viết về mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân:

1. Căn cứ pháp lý điều chỉnh mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân

Căn cứ pháp lý điều chỉnh mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân là các văn bản pháp lý sau:

và các văn bản pháp lý chuyên ngành.

2. Hợp đồng dịch vụ với cá nhân là gì?

Căn cứ  Điều 513 Bộ Luật dân sự năm 2015 có quy định về Hợp đồng dịch vụ như sau:

“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

Theo đó, có thể hiểu, hợp đồng dịch vụ với cá nhân là sự thỏa thuận về việc cung ứng dịch vụ giữa một bên là doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân với một bên là cá nhân khác, trong đó bên doanh nghiệp có thể là bên cung ứng dịch vụ cho cá nhân sử dụng dịch vụ hoặc bên cá nhân sẽ là bên cung ứng dịch vụ cho công ty muốn sử dụng dịch vụ mà mình cung cấp. Bên sử dụng dịch vụ dù là tổ chức hay cá nhân thì đều phải có trách nhiệm trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Một số ví dụ về hợp đồng dịch vụ với cá nhân như sau: ký hợp đồng dịch vụ bảo vệ với cá nhân; hợp đồng dịch vụ tư vấn với cá nhân; hợp đồng dịch vụ kế toán của cá nhân với doanh nghiệp; hợp đồng dịch vụ vệ sinh với cá nhân; hợp đồng dịch vụ vận chuyển với cá nhân,…

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về hợp đồng dịch vụ

3. Chủ thể của hợp đồng dịch vụ với cá nhân

Các cá nhân là chủ thể của hợp đồng dịch vụ với cá nhân. Các cá nhân có thể giao kết hợp đồng dựa trên sự thoả thuận của đôi bên mà không cần giấy phép kinh doanh và giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện) như đối với chủ thể là pháp nhân.

Tuy nhiên, vấn đề năng lực hành vi dân sự là vấn đề rất quan trọng trong hợp đồng dịch vụ với cá nhân. Nếu chủ thể hợp đồng không có đẩy đủ năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng sẽ vô hiệu toàn phần hoặc một phần. Hậu quả pháp lý là nặng nề, chi tiết có tại bài viết HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

Sau đây là các trường hợp chủ thể hợp đồng dịch vụ vụ với cá nhân không có đủ năng lực hành vi dân sự và cách xử lý:

  • Hợp đồng dịch vụ với cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ được xác lập, thực hiện nếu cá nhân đó có tài sản để thực hiện hợp đồng đó, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
  • Hợp đồng dịch vụ với cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi chỉ có giá trị đói với những giao dịch có giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân.
  • Hợp đồng dịch vụ với cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, phải có sự tham gia hoặc đồng ý của người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ:
    • Người mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi. Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
    • Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác. Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
    • Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

4. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ với cá nhân như thế nào?

Căn cứ Điều 514 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Đối tượng của hợp đồng dịch vụ như sau:

“ Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.

Theo đó, đối tượng của hợp đồng dịch vụ với cá nhân là các công việc không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội thì có thể thực hiện được như: dịch vụ tư vấn, dịch vụ kế toán, vận chuyển, vệ sinh,…….

5. Hình thức của Hợp đồng dịch vụ với cá nhân

Hiện nay pháp luật không có quy định về hình thức bắt buộc đối với Hợp đồng dịch vụ cá nhân.

Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

6. Mẫu Hợp đồng dịch vụ với cá nhân

Pháp luật hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân. Theo đó, chúng tôi xin đưa ra mẫu Hợp đồng dịch vụ với cá nhân như dưới đây để Quý khách hàng tham khảo.

Bạn nên xin tư vấn luật sư trước khi sử dụng mẫu nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, phù hợp, hạn chế tối đa rủi ro trong việc giao kết và thực hiện Hợp đồng dịch vụ với cá nhân

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Số:…/2021/HDDV/…

 

  • Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Căn cứ theo quy định của Luật thương mại năm 2005;
  • Căn cứ vào tình hình thực tế năng lực và nhu cầu của hai bên.
  • Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí của các bên.

Hôm nay, ngày….., tháng….., năm….. tại……………………. chúng tôi gồm có:

Bên sử dụng dịch vụ ( Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông/ Bà……………………………

CMND: Số:……………………………….. Cấp ngày………………… Tại………………………..

Địa chỉ:…………………….

Điện thoại:…………………………………….

Email:………………………………………….

Mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân đang được nhiều người quan tâm
Mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân đang được nhiều người quan tâm – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Bên cung ứng dịch vụ ( Sau đây gọi tắt là Bên B): ………………………

Mã số thuế: …………………..

Địa chỉ: …………………………..

Điện thoại:…………………………………….

Email:………………………………………….

Tài khoản ngân hàng số: ……………………………

Mở tại:……………………………………………………………………………

Các bên thỏa thuận ký hợp đồng dịch vụ với những điều khoản sau đây:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng:

Theo yêu cầu của Bên A về việc………..( ghi nội dung của dịch vụ cung ứng), Bên B đảm nhân và thực hiện dịch vụ……………..

Điều 2: Thời hạn của hợp đồng:

Thời hạn của hợp đồng là:…. ; bắt đầu từ ngày…, tháng…, năm… đến ngày…, tháng…, năm…/.

Thời hạn có thể được kéo dài theo sự thỏa thuận của các bên.

>>> Xem thêm: Quy định về nghiệm thu, bàn giao, kiểm tra trong hợp đồng

Điều 3: Giá dịch vụ và phương thức thanh toán

3.1 Giá dịch vụ là: ……. đồng (bằng chữ…..), đã bao gồm ….% thuế giá trị gia tăng

3.2 Phương thức thanh toán:

Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc thông qua chuyển khoản.

Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng

>>> Xem thêm: Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng

Thời hạn thanh toán: Thanh toán vào ngày ….. hàng tháng/ hoặc thanh toán trong vòng … (ngày) kể từ khi Bên B hoàn thành công việc.

>>> Xem thêm: Quy định về phạt chậm thanh toán

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của các bên:

Trong điều khoản này, các bên sẽ thỏa thuận cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của các bên, chẳng hạn như sau:

Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

  • Bên A có trách nhiệm thanh toán đủ và đúng thời hạn theo quy định tại Hợp đồng
  • Bên A có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu trong thời hạn…. ngày mà Bên B không thực hiện công việc được giao
  • Trong trường hợp dịch vụ được cung ứng không đảm bảo chất lượng như thỏa thuận hoặc bên cung ứng dịch vụ không hoàn thành công việc đúng như thời hạn đã thỏa thuận thì bên sử dụng dịch vụ có quyền được giảm phí dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật

Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

  • Bên B có trách nhiệm hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu và thời hạn thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Bên B có quyền nhận được khoản thanh toán của Bên B theo đúng thời hạn quy định tại Hợp đồng
  • Bên B có quyền từ chối thực hiện các công việc không phù hợp với các quy định của pháp luật
  • Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật

Điều 5: Sự kiện Bất khả kháng:

5.1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hoả hoạn; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh,… và các thảm hoạ khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam…

– Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ phải:

+ Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra

+ Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng 7 ngày ngay sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

5.2. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình

>>> Xem thêm: Điều kiện bất khả kháng trong hợp đồng

Điều 5: Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Trường hợp việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho Bên A thì Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo cho Bên B trước… ngày. Bên A phải trả tiền dịch vụ theo phần dịch vụ mà Bên B đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

Trường hợp Bên A vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì Bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 6: Bảo mật

Mỗi bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến Hợp đồng này hoặc của bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Mỗi bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này.

Điều khoản bảo mật này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.

>>> Xem thêm: Quy định về bảo mật thông tin trong hợp đồng

Điều 7: Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

7.1. Phạt vi phạm hợp đồng

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm

>>> Xem thêm: Phạt vi phạm

7.2. Bồi thường thiệt hại

  • Bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên A giá trị thiệt hại do mình gây ra ở các trường hợp Bên B thực hiện công việc không kịp tiến độ hoặc không đúng theo yêu cầu của Bên A theo Hợp đồng này
  • Bên A bồi thường cho Bên B trong trường hợp chuẩn bị vật liệu, công cụ không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tài sản của Bên B
  • Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên nào muốn chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia nếu có.

>>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại

Điều 8: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ

Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên A thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên B biết trước … ngày. Bên A phải trả tiền dịch vụ theo phần dịch vụ mà bên B đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

Trường hợp bên A vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

>>> Xem thêm: Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ

Điều 9: Giải quyết tranh chấp

Tranh chấp liên quan đến hợp đồng hoặc tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước hết bằng thương lượng thiện chí giữa hai bên.

Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hoà giải, các bên có quyền đưa ra Toà án có thẩm quyền để giải quyết. Phán quyết của Toà án buộc hai bên phải thi hành và bên thua phải chịu mọi phí tổn liên quan.

>>> Xem thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp

Điều 10: Điều khoản chung

  • Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ chấm dứt khi các bên hoàn thành xong nghĩa vụ của mình hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau .
BÊN A BÊN B

 

 

Trên đây là mẫu Hợp đồng dịch vụ với cá nhân cơ bản nhất. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến mẫu hợp đồng cung ứng dịch vụ, hãy gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật, để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới: contact@luatthaian.vn.

 

7. Dịch vụ tư vấn, rà soát và soạn thảo hợp đồng dịch vụ với cá nhân

Ngày nay, các cơ quan,tổ chức thường có xu hướng tìm đến các Luật sư để được hỗ trợ soạn thảo, tư vấn các hợp động quan trọng, có giá trị kinh tế cao.

Quyết định lựa chọn sử dụng soạn thảo hợp đồng của Luật Thái An là một khoản đầu tư thông minh so với chi phí phải bỏ ra khi có rủi ro pháp lý.

Chúng tôi chuyên tư vấn, soạn thảo, rà soát các loại hợp đồng để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng. Để tìm hiểu về dịch vụ, bạn vui lòng tham khảo các bài viết Dịch vụ soạn thảo hợp đồng

 

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

___Đối tác pháp lý tin cậy__

Nguyễn Văn Thanh