Ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn được không ?

Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn các vấn đề pháp lý cơ bản liên quan đến ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn trong bài viết dưới đây:

Ngày nay, các vụ án ly hôn đơn phương xảy ra ngày càng nhiều, có những trường hợp, vì lý do khách quan lẫn chủ quan mà vợ hoặc chồng không thể có mặt tại phiên Tòa giải quyết ly hôn đơn phương. Vậy câu hỏi đặt ra là khi ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn thì phiên Tòa có thể diễn ra hay không và nếu được thì thủ tục thế nào?

1.Cơ sở pháp lý của vấn đề ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn là các văn bản pháp lý sau đây:

2. Thế nào là ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn ?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Thủ tục ly hôn tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự.

Trường hợp Ly hôn đơn phương là trường hợp một bên trong quan hệ hôn nhân (có thể là vợ hoặc chồng) yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án của Tòa án có thẩm quyền, do đó khó tránh khỏi trường hợp một bên vợ hoặc chồng không tham gia phiên tòa vì không muốn ly hôn hoặc vì lý do bất khả kháng….

Sự vắng mặt trong thủ tục ly hôn đơn phương có thể hiểu là việc đương sự không tham gia làm việc tại Tòa án trong quá trình giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương, gồm: Nguyên đơn (người làm đơn ly hôn), bị đơn (bên còn lại trong quan hệ hôn nhân), người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (là người không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Ví dụ: Chủ nợ).

Như vậy, có thể hiểu ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn là việc nguyên đơn không đến Tòa án làm việc theo đúng lịch để giải quyết các vấn để liên quan trong vụ án ly hôn.

===>>> Xem thêm: Thế nào là ly hôn đơn phương ?

3. Ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn được không?

 Pháp luật cho phép việc đơn phương ly hôn vắng mặt nguyên đơn sẽ được giải quyết khi đủ điều kiện. Trình tự, thủ tục sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự:

Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;”

Theo đó:

  • Khi tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, nguyên đơn và bị đơn phải có mặt tại phiên tòa để giải quyết việc ly hôn. Nếu nguyên đơn vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa (thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng) và tòa án phải thông báo cho bên còn lại, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa. Trường hợp người vắng mặt có đơn đề nghị xét xử vắng mặt nếu có lý do chính đáng và có bản khai nộp cho tòa thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt.
  • Trong trường hợp phiên tòa bị hoãn và tòa án triệu tập lần thứ hai mà nguyên vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa (thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng).

Nếu nguyên đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiệnm Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó (trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt) và nguyên đơn có quyền khởi kiện lại.

Trong trường hợp nguyên đơn không thể đến tham gia phiên tòa và có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết việc ly hôn.

===>>> Xem thêm:Hướng dẫn mẫu Đơn ly hôn đơn phương

4. Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn

Như đã phân tích trong bài viết, nếu nguyên đơn vắng mặt khi ly hôn đơn phương nhưng không nắm rõ quy định pháp luật và không thực hiện đúng thủ tục sẽ gây ảnh  hưởng rất lớn đến việc giải quyết vụ án. Do đó, khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn cần thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn

Trước hết, nguyên đơn cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương như sau:

  • Đơn ly hôn theo mẫu;
  • Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn (Bản chính hoặc bản trích lục);
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của hai vợ chồng (Bản chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (Bản chứng thực);
  • Trường hợp bị đơn đang sinh sống, làm việc khác địa chỉ trên sổ hộ khẩu người làm thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt cần bổ sung giấy tờ chứng minh nơi cư trú của bị đơn.
  • Giấy khai sinh của các con chung (Bản sao);
  • Giấy tờ về tài sản chung vợ chồng nếu có tranh chấp;

Ngoài ra, để tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt, hồ sơ còn cần có: 

  • Giấy ủy quyền;
  • CMND/CCCD của người nhận ủy quyền;
  • Bản tự khai;
  • Đơn đề nghị không tổ chức hòa giải (Nếu có lý do chính đáng);
  • Đơn xin xét xử vắng mặt.
Các tài liệu trong Hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn
Các tài liệu trong Hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn – Nguồn: Luật Thái An

Bước 2. Nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương:

Người làm đơn xin ly hôn đơn phương có thể lựa chọn để hồ sơ ly hôn đến Tòa án là nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Trường hợp gửi hồ sơ theo đường bưu điện thì cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ giấy tờ khởi kiện đầy đủ nội dung theo quy định để tránh trường hợp hồ sơ bị sửa đổi, bổ sung và giữ lại hóa đơn của đơn vị chuyển phát, đơn vị bưu điện để có căn cứ khiếu nại trong trường hợp hồ sơ bị chậm giải quyết.

Về Tòa án có thẩm quyền giải quyết bạn vui lòng tham khảo tại bài viết sau:Xác định thẩm quyền của Toà án dân sự sơ thẩm

Bước 3. Thụ lý vụ án

Sau khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn đến việc giải quyết vụ án.

Lưu ý: Thủ tục nộp tạm ứng án phí là bắt buộc và hiện nay chưa được thực hiện dưới hình thức nộp tiền trực tuyến. Do đó nếu muốn thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt trong giai đoạn này thì nguyên đơn có thể làm thủ tục ủy quyền cho người thân nộp tiền hoặc sử dụng dịch vụ ly hôn đơn phương vắng mặt để vụ việc được giải quyết nhanh chóng.

Bước 4. Thực hiện thủ tục để ly hôn đơn phương vắng mặt trong các phiên làm việc tại Tòa án.

Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án sẽ tiến hành triệu tập các bên làm việc trực tiếp tại để thực hiện công tác xác minh, làm rõ các tình tiết của vụ việc, cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình.

Các phiên làm việc tại Tòa án sẽ bao gồm: Lấy lời khai; Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; Phiên họp hòa giải; Phiên xét xử. Tùy thuộc từng trường hợp mà những buổi làm việc có thể được tổ chức một hoặc nhiều lần, pháp luật cũng không giới hạn số lần các bên trong vụ án cần có mặt tại Tòa nên thực tế thời gian này có thể phát sinh khá nhiều.

Như phân tích ở Mục 3, người làm đơn có thể ly hôn đơn phương vắng mặt tại các phiên làm việc tại Tòa án khi:

  • Vắng mặt tại phiên làm việc lần thứ nhất, điều này không được khuyến khích thực hiện vì sự vắng mặt này vẫn ảnh hưởng tới quá trình tố tụng (hoãn buổi làm việc).
  • Có đơn đề nghị xét xử vắng mặt: Đây là quyền của đương sự tham gia vụ án ly hôn đơn phương, khi có đơn yêu cầu phiên làm việc vẫn được mở mà không cần sự có mặt của nguyên đơn. Tuy nhiên, thực tiễn không phải Tòa án nào cũng chấp nhận đề nghị này mà vẫn yêu cầu các bên có mặt trực tiếp để làm việc.
  • Cử người đại diện, Luật sư tham gia giải quyết ly hôn đơn phương. Khi đó, nguyên đơn vừa có thể giảm bớt số lần làm việc tại Tòa, vừa có người bảo vệ quyền lợi hợp pháp đặc biệt trong vụ án ly hôn tranh chấp quyền nuôi con, ly hôn tranh chấp tài sản.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp vì những lý do khách quan mà cả nguyên đơn, bị đơn trong vụ án đều ly hôn vắng mặt nhưng có Đơn xin xét xử vắng mặt yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Khi đó, Tòa án sẽ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt các đương sự.

Theo Điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn thực hiện theo quy trình như sau:

  • Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện: Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, có lý do vắng mặt được Tòa án chấp nhận;
  • Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.
  • Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
  • Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
  • Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

5. Nội dung đơn yêu cầu và tài liệu chứng cứ đính kèm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–o0o——–

………………, ngày……tháng……năm ………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT XỬ VẮNG MẶT

          Kính gửi :    TOÀ ÁN NHÂN DÂN …………. (1)

Tôi là: …………………………………, sinh năm …………………………..

CMND/CCCD số:…………… do ……………….. ………….. cấp ngày …………

Hộ khẩu: …………………………..…………………………..……………….

Chỗ ở hiện tại: ………..…………………………..…………………………

Tôi là ………….. trong vụ án ly hôn mà nguyên đơn là…………., bị đơn là ………….. Vụ án đang được TAND ……… thụ lý, giải quyết.

Tôi xin trình bày với Quý Toà một việc như sau:

Tôi đã nhận được giấy triệu tập tham dự phiên tòa xét xử vụ án ly hôn giữa tôi và………………… vào ngày…. tháng……..năm. Hiện nay do sức khỏe không tốt (hoặc do công việc bận rộn hoặc…lý do khác(2) nên tôi không thể trực tiếp tham gia vụ án được.

Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị được vắng mặt trong tất các các buổi làm việc của Tòa án và xin được vắng mặt trong tất cả các phiên xét xử của Tòa án các cấp. Đề nghị Tòa án xem xét và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Tôi xin gửi kèm tất cả giấy tờ có liên quan đến vụ án mà tôi có cũng như trình bày quan điểm của tôi về việc phân chia tài sản chung và quyền nuôi con như sau:

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

Tôi xin cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đơn này,

Đề nghị Hội đồng xét xử, Tòa án nhân dân quận …, thành phố … tiến hành phiên tòa và thực hiện xét xử vắng mặt tôi theo quy định của pháp luật;

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

 

 

Ghi chú:

(1) Phần kính gửi: Kính gửi Tòa án đang xem xét giải quyết vụ án.

(2)Lý do vắng mặt

Người đề nghị ghi rõ các lý do vì sao không thể tham gia phiên tòa đó được như:

  • Lý do sức khỏe;
  • Do thiên tai, hoả hoạn;
  • Do thân nhân bị ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị. Thân nhân bị ốm bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con;…

Khi vắng mặt tại phiên tòa, người bị kiện cần nộp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu, văn bản chứng minh việc vắng mặt của mình là có lý do chính đáng.

Tài liệu chứng cứ đi kèm

  • Đơn ly hôn
  • Người yêu cầu ly hôn, vợ/chồng của người đó có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
  • Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính)
  • CMND và Hộ khẩu của 2 vợ chồng ( bản sao, có công chứng )
  • Sổ hộ khẩu của gia đình (bản sao có công chứng)
  • Giấy khai sinh của con ( bản sao, có công chứng )
  • Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản

6. Tóm tắt phần tư vấn về ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn

Như vậy, việc ly hôn vắng mặt nguyên đơn tại phiên tòa có thể bao gồm các trường hợp và hệ quả pháp lý sau:

Các trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn và hệ quả
Các trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn và hệ quả – Nguồn: Luật Thái An
  • Thứ nhất, nguyên đơn vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất và không có đơn xin xét xử vắng mặt.

Trong trường hợp này, Tòa án hoãn phiên tòa và tiến hành mở lại phiên tòa. Thời gian mở lại phiên tòa là 01 tháng kể từ ngày hoãn phiên tòa.

  • Thứ hai, nguyên đơn vắng mặt khi được triệu tập và có đơn xin xét xử vắng mặt.

Trong trường hợp này, nếu bị đơn có mặt thì tòa án tiến hành xét xử ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn. Trường hợp bị đơn vắng mặt mà không có đơn xin xét xử vắng mặt thì tòa án hoãn phiên tòa. Nếu bị đơn vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần thứ hai, tòa án tiến hành xét xử vắng mặt cả hai bên.

  • Thứ ba, nguyên đơn vắng mặt lần thứ hai mà không có đơn xin xét xử vắng mặt.

Khi đó, nguyên đơn được xem là đã từ bỏ việc khởi kiện của mình. Do vậy, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án và không giải quyết ly hôn đơn phương. Vậy nên để tránh việc bị trả hồ sơ, người khởi kiện cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, đơn từ cũng như sắp xếp thời gian để có mặt tại Tòa án.

Lưu ý: Khi ly hôn, đương sự chỉ được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ, tài liệu. Việc ủy quyền không được bao gồm ủy quyền tham gia tố tụng tại Tòa án.

===>>> Xem thêm:

7. Dịch vụ tư vấn ly hôn của Công ty Luật Thái An

Ngày nay, việc sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn là sự lựa chọn vô cùng khôn ngoan. Luật sư sẽ giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp quyền lợi của bạn về Nhân thân (quan hệ hôn nhân), Chia tài sản chung và Quyền nuôi con. Hơn nữa, việc ly hôn đơn phương, dù phức tạp đến đâu, thường sẽ diễn ra một cách nhanh gọn, vừa tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với việc bạn tự mầy mò, “vật lộn” với vụ việc ly hôn.

Nếu cần Dịch vụ tư vấn ly hôn hoặc dịch vụ Khởi kiện vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ ly hôn đơn phương

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói