Biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư

Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, Nhà nước rất quan tâm đến cơ chế khuyến khích đầu tư, ưu đãi đầu tư, bảo hộ đầu tư và tạo một môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, hiệu quả.

Trước khi tham gia đầu tư kinh doanh, các nhà đầu tư đều quan tậm quốc gia có những biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư như thế nào để đảm bảo cho việc đầu tư của họ được diễn ra một cách thuận lợi nhất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Công ty Luật Thái An xin chia sẻ một số kiến thức về vấn đề đang được đông đảo nhà đầu tư hết sức quan tâm trong bài viết dưới đây.

Khái niệm biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư

Đầu tư kinh doanh được hiểu là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Để hoàn thiện cơ chế bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư phù hợp với quy định của Hiến pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Luật Đầu tư 2020 quy định về các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư tại Chương II (từ Điều 10 đến Điều 14) và Chương III (từ Điều 15 đến Điều 20).

Các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư thể hiện sự cam kết đảm bảo của Nhà nước đối với nhà đầu tư, phù hợp với nội dung cam kết trong các điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư.

Nội dung đảm bảo đầu tư theo Luật Đầu tư 2020

Nội dung đảm bảo đầu tư được nêu cụ thể tại Chương II Luật Đầu tư 2020, bao gồm:

  • Bảo đảm quyền sở hữu tài sản
  • Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
  • Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài
  • Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
  • Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh

Nội dung khuyến khích đầu tư theo Luật Đầu tư 2020

  • Ưu đãi đầu tư:

Ưu đãi về thuế và ưu đãi khác về tài chính, như miễn thuế nhập khẩu, hoàn thuế nhập khẩu, cung cấp vốn cho doanh nghiệp…

  • Hỗ trợ đầu tư:

Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng được bao cấp, các dịch vụ được bao cấp, hỗ trợ về thủ tục hành chính, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ thông tin…

Nguyên tắc khuyến khích đầu tư:

  • Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô: áp dụng các biện pháp vĩ mô đối với nền kinh tế nói vĩ mô và khuyến khích đầu tư nói riêng; Hoạt động của doanh nghiệp thì để doanh nghiệp tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và theo quy luật thị trường.
  • Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế (bao gồm khuyến khích đầu tư), xuất phát từ hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế.
  • Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế, trong đó có khuyến khích đầu tư, nhằm đáp ứng các mục tiêu cơ bản về kinh tế, chính trị và xã hội theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
  • Nhà nước khuyến khích đầu tư bằng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau (chẳng hạn như công cụ pháp luật, các chính sách và hệ thống chương trình, kế hoạch định hướng…) nhưng chúng không được gây thiệt hại cho quá trình tự do hoá thương mại quốc tế, các nghị định song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia, đồng thời không cản trở quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp).
  • Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của khuyến khích đầu tư là sự tăng trưởng kinh tế bền vững; hệ thống doanh nghiệp hoạt động ổn định, hiệu quả; các chủ thể kinh tế đạt được lợi ích của mình; nền kinh tế và đời sống xã hội phát triển; hội nhập quốc tế ngày một đi vào chiều sau, hiệu quả.
khuyến khích đầu tư
Cần phân biệt các biện pháp đảm bảo đầu tư và khuyến khích đầu tư. – Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Phân biệt biện pháp bảo đảm đầu tư và biện pháp khuyến khích đầu tư

  • Giống nhau: Biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư đều là những công cụ quan trọng, thiết yếu trong việc cạnh tranh nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư.
  • Khác nhau: Biện pháp bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư có những điểm khác nhau như sau:
Biện pháp bảo đảm đầu tư Biện pháp khuyến khích đầu tư
Định nghĩa Biện pháp bảo đảm đầu tư được hiểu là các biện pháp mà pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh. Nói cách khác, các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết của Nhà nước đối với các nhà đầu tư nhằm tạo sự an toàn về mặt pháp lý đối với tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư khi họ tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Biện pháp khuyến khích đầu tư được hiểu là những quy định do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và các nhà đầu tư.
Nội dung các biện pháp Các biện pháp bảo đảm đầu tư bao gồm:

– Bảo đảm quyền sở hữu tài sản;

– Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh;

– Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài;

– Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật;

– Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh.

Các biện pháp khuyến khích đầu tư bao gồm các biện pháp ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư.

Các biện pháp ưu đãi đầu tư bao gồm: ưu đãi về thuế (miễn một phần hoặc toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường, miễn thuế nhập khẩu, hoàn thuế nhập khẩu…) và ưu đãi khác về tài chính (miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất; khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế…).

–  Các biện pháp hỗ trợ đầu tư bao gồm: hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư; hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ…

Đối tượng áp dụng Các biện pháp bảo đảm đầu tư được áp dụng cho mọi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, không phân biệt quy mô, loại hình đầu tư và được áp dụng mà không cần có sự yêu cầu từ phía nhà đầu tư. – Các biện pháp ưu đãi đầu tư không áp dụng cho mọi nhà đầu tư trong các lĩnh vực mà có sự chọn lọc. Tiêu chí để chọn lọc đối tượng hưởng ưu đãi không cố định mà phụ thuộc vào chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước tại giai đoạn đó. Hiện nay, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 15 Luật Đầu tư 2020.

– Các biện pháp hỗ trợ đầu tư được áp dụng đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác.

Thủ tục áp dụng Nhà đầu tư được tự động hưởng các biện pháp bảo đảm đầu tư mà không cần phải thực hiện bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Căn cứ vào đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có), Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có), quy định khác của pháp luật có liên quan, nhà đầu tư tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan và cơ quan khác có thẩm quyền tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.

Vai trò của các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư

Việc ban hành các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư là một trong những công cụ quan trọng, thiết yếu thúc đẩy nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Chính vì vậy, các biện pháp này đóng vai trò lớn đối với hiệu quả đầu tư.

Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư là cơ sở để các nhà đầu tư quyết định đầu tư.

Các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư là nền tảng, cơ sở để các nhà đầu tư lựa chọn hình thức, lĩnh vực, địa bàn đầu tư bởi hoạt động đầu tư là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro, do đó, việc đầu tư vào một dự án với những đảm bảo đầu tư có lợi, những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho nhà đầu tư sẽ luôn an toàn, thuận lợi hơn so với việc đầu tư vào một dự án không được đảm bảo đầu tư hoặc ít được đảm bảo đầu tư.

Nhận thức rõ điều này, Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 bên cạnh việc kế thừa các quy định về các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư từ Luật Đầu tư 2014, Nhà nước còn bổ sung thêm một số quy định như: bổ sung nhiều ngành, nghề ưu đãi đầu tư; bổ sung quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt… đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo những vấn đề pháp lý cần thiết để các nhà đầu tư có thể yên tâm thực hiện các dự án đầu tư.

Thứ hai, các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư thống nhất quyền lợi của các nhà đầu tư. 

Các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư thường bao gồm các biện pháp đảm bảo về tài sản và vốn hợp pháp của các nhà đầu tư, các chính sách ưu đãi về thuế và ưu đãi khác về tài chính… và quyền lợi của các nhà đầu tư được bảo vệ một cách tối đa và nhất quán khi tiến hành thực hiện dự án đầu tư của mình.

Có thể thấy khi nhà đầu tư được bảo đảm đối xử bình đẳng, bảo đảm quyền tư do kinh doanh trong môi trường cạnh tranh, công bằng, lành mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tạo lập niềm tin đối với môi trường đầu tư ở Việt Nam của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thứ ba, các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư là điểm tựa cho các hoạt động đầu tư. 

Đặc trưng của các hoạt động đầu tư kinh doanh là khả năng xảy ra rủi ro rất lớn. chính vì vậy, các nhà đầu tư luôn mong muốn có một môi trường đầu tư thuận lợi với những bảo đảm an toàn cho vốn và tài sản của mình trước khi quyết định thực hiện đầu tư.

Các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư chính là một lời cam kết cho các nhà đầu tư, tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư và tạo ra cơ chế thủ tục hành chính thông thoáng, giúp cho các dự án đầu tư diễn ra công bằng, minh bạch và hiệu quả. Khi thực hiện hiệu quả các biện pháp này sẽ tạo ra những hiệu ứng ảnh hưởng rất tốt đến hiệu quả thu hút đầu tư.

Như vậy, các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư là cơ sở của hiệu quả đầu tư. Nếu không có những quy định về biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư hợp lý, khoa học thì hoạt động đầu tư không thể có hiệu quả.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư. Để được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn đầu tư nước ngoài của Công ty Luật Thái An. Bạn sẽ để được tư vấn kịp thời về các vấn đề đầu tư kinh doanh.

Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài tại Công ty luật Thái An

Luật Đầu tư 2020 có những quy định chặt chẽ về các biện pháp đảm bảo đầu tư, khuyến khích đầu tư. Nếu không nắm được các quy định này thì các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước có thể không dám mạnh dạn đầu tư hoặc không tận dụng được các cơ hội để đầu tư kinh doanh. Để có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, hãy Dịch vụ tư vấn đầu tư của chúng tôi. Các nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ tốt nhất với những giải pháp pháp lý phù hợp!

LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói