Ai sở hữu quyền liên quan?

Nhà nước ta công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng. Quyền liên quan đến quyền tác giả hay còn gọi là “quyền liên quan” là một đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ và được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Vậy Ai sở hữu quyền liên quan? Vấn đề này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An.

1. Cơ sở pháp lý quy định về chủ sở hữu quyền liên quan

Cơ sở pháp lý quy định về chủ sở hữu quyền liên quan là các văn bản pháp lý sau đây:

  • Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12, Luật số 42/2019/QH14  (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ)
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
  • Luật số: 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ (có hiệu lực từ 01/01/2023)

2. Quyền liên quan là gì? Chủ sở hữu quyền liên quan là gì?

Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019 quy định khái niệm về quyền liên quan như sau:

“3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”

Theo đó, quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Cho nên, chủ sở hữu quyền liên quan có thể hiểu là các tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và các điều kiện vật chất khác để truyền tải sản phẩm đến công chúng.

3. Chủ sở hữu quyền liên quan là ai?

Căn cứ Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019 quy định về chủ sở hữu quyền liên quan như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.

  2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.

  3. Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.

Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 1 và Khoản 2 Điều 33 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Chủ sở hữu chương trình phát sóng theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật sở hữu trí tuệ là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để phát sóng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.Khi sử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để sản xuất chương trình phát sóng, tổ chức phát sóng phải thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định pháp luật.”

Như vậy, Chủ sở hữu quyền liên quan còn tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể, chẳng hạn như:

  • Chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn là tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác với bên liên quan. Người biểu diễn có thể hiểu là người sử dụng tác phẩm của người khác một cách sáng tạo trong sự thể hiện, có thể bao gồm: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật
  • Chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình là tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.
  • Chủ sở hữu đối với chương trình chính là tổ chức phát sóng chương trình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan. Tổ chức phát sóng là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để phát song.
Chủ sở hữu quyền liên quan được quy định tại Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ
Chủ sở hữu quyền liên quan được quy định tại Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ – Nguồn: Luật Thái An

4. Từ thời điểm ngày 01/01/2023, chủ sở hữu quyền liên quan có thay đồi gì không?

Từ thời điểm ngày 01/01/2023, Luật số: 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ chính thức có hiệu lực dẫn đến việc thay đổi nội dung về chủ sở hữu quyền liên quan. Theo đó, quy định về chủ sở hữu quyền liên quan (quy định tại Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ) có sự thay đổi như sau:

“1. Chủ sở hữu quyền liên quan bao gồm:

a) Người biểu diễn sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan;

b) Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan;

c) Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

2.Chủ sở hữu quyền liên quan là tổ chức giao nhiệm vụ cho tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức của mình thực hiện cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng là chủ sở hữu các quyền tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 31 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu quyền liên quan là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân khác thực hiện cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng là chủ sở hữu các quyền tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 31 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền liên quan theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

5. Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu một, một số hoặc toàn bộ các quyền tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”

Như vậy, có thể thấy, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi đã quy định cụ thể, chi tiết hơn về chủ sở hữu quyền liên quan cũng như các quyền cụ thể của từng đối tượng, giúp việc xem xét các đối tượng là chủ sở hữu quyền liên quan trở nên rõ ràng hơn.

===>>> Xem thêm:Chủ sở hữu quyền tác giả là ai?

5. Tóm tắt tư vấn về chủ sở hữu quyền liên quan là ai?

Như đã phân tích ở trên, theo quy định pháp luật hiện hành, chủ sở hữu quyền liên quan tùy từng trường hợp cụ thể có thể là gười biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và  tổ chức phát sóng.

===>>> Xem thêm:Nội dung quyền tác giả gồm những gì?

===>>> Xem thêmThế nào là xâm phạm quyền tác giả ?

6. Dịch vụ tư vấn quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp của Luật Thái An

Ngày nay, trước thực tiễn việc các chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác ngày càng phổ biến thì việc sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ, cũng như giải quyết tranh chấp là vô cùng cần thiết. Điều này giúp các cá nhân, tổ chức bảo vệ tốt hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đặc biệt là khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức.

Công ty Luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, đăng ký quyền tác giả, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp, cũng như giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

===>>> Xem thêm:A-Z về quyền tác giả và quyền liên quan

===>>> Xem thêm: Quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng của hợp đồng

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói