Xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống

Công ty Luật Thái An có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống.

Câu hỏi của khách hàng về vấn đề xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống

“Tôi tên là Hoa, hiện đang cư trú tại Hà Nội. Vừa rồi, tôi có mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thủy hải sản, …. Tôi đã thành lập hộ kinh doanh đứng tên mình.

Tuy nhiên, tôi có tìm hiểu quy định của pháp luật thì được biết cửa hàng của tôi là cơ sở kinh doanh mặt hàng liên quan đến thực phẩm nên phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Vậy luật sư cho tôi hỏi cửa hàng của tôi có phải xin cấp giấy chứng nhận nêu trên không, nếu phải xin thì xin ở đâu và xin như thế nào? Tôi xin cảm ơn.”

Luật Thái An trả lời câu hỏi về xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống

Cơ sở pháp lý điều chỉnh việc xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống có phải xin cấp Giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không:

Theo điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm 2010 thì:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động trừ các cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

  • Sơ chế nhỏ lẻ;

  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

  • Nhà hàng trong khách sạn;

  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

  • Kinh doanh thức ăn đường phố;

  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

  • Theo đó, cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống mà bạn nhắc tới là cửa hàng chuyên kinh doanh mặt hàng thực phẩm tươi sống, có địa điểm kinh doanh cố định nên cửa hàng này là đối tượng phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh.

Xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống
Xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống là bắt buộc.

3. Việc xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống cần đáp ứng các điều kiện gì?

Việc xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống cần thỏa mãn các điều kiện theo quy định của Luật An toàn thực phẩm như sau:

a) Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống

Đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm:

  • Sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng.

  • Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

  • Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

Đối với bảo quản thực phẩm:

  • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;

  • Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;

  • Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trong vận chuyển thực phẩm:

  • Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;

  • Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;

  • Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

b) Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống

  • Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

  • Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

  • Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

  • Quy định về bảo quản thực phẩm.

  • Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định Luật an toàn thực phẩm.

  • Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y.

4. Trình tự thủ tục xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống:

Theo điều 63 Luật an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống. Chi cục Thú y xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật: Chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, cơ sở kinh doanh, lưu thông, tiêu thụ.

Theo đó, nếu bạn muốn xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ quan có thẩm quyền cấp là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Về trình tự thủ tục xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống, bạn có thể xem tại: https://luatthaian.vn/xin-cap-giay-chung-nhan-co-du-dieu-kien-toan-thuc-pham-tu-bo-nn-ptnt/

5. Xử phạt đối với cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh chỉ được kinh doanh các ngành nghề kinh doanh nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật đặt ra. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh về thực phẩm không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì không được phép kinh doanh, trường hợp cố tình kinh doanh trái phép mà bị phát hiện thì buộc ngừng kinh doanh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Về xử phạt đối với cơ sở kinh doanh không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bạn có thể xem tại: https://luatthaian.vn/xu-phat-vi-pham-quy-dinh-ve-toan-ve-sinh-thuc-pham/

Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống là đối tượng phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Cơ sở kinh doanh không được phép hoạt động nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm do pháp luật quy định.

6. Các vấn đề liên quan tới xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan tới xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bạn hãy đọc các bài viết trong mục sau đây:

===>>> Xem thêm: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói