Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thuộc nhóm tội phạm rất nghiêm trọng do khung hình phạt cao nhất của tội này là 12 năm tù.

Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng hình sự, chúng tôi sẽ trình bầy những vấn đề cơ bản nhất về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính: thế nào là tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, các cấu thành tội phạm, các khung hình phạt, các căn cứ để toà án quyết định hình phạt cụ thể với từng vụ án, các hướng luật sư có thể bào chữa cho bị cáo tội phạm này…

1. Cơ sở pháp lý quy định tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là gì ?

Cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là Điều 129 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

2. Thế nào là vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính ?

Một người bị coi là phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính khi có các dấu hiệu sau đây. Các dấu hiệu này là các cấu thành tội phạm mà khi có đủ các cấu thành tội phạm này thì mới có thể kết luận người đó phạm tội.

a. Chủ thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên, là người có nghĩa vụ tuân thủ quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính khi thực hiện công việc của mình. Đó có thể là các quy tắc chuyên môn hoặc các quy tắc hành chính. Vì những lý do đó, các chủ thể này khá đặc biệt, đó là các bác sỹ, các dược sỹ, các kỹ sư, các cán bộ, công chức, viên chức…

b. Hành vi khi phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Hành vi khách quan:

Hành vi khách quan là làm chết người do vi phạm quy tắc an toàn đến tính mạng, sức khỏe. Điều này có nghĩa là chủ thể hành vi đã vi phạm các quy tắc, quy định đã được thiết lập dẫn đến hậu quả gây chết người. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa tội này và tội vô ý làm chết người

Hậu quả:

Hậu quả của tội phạm là hậu quả chết người: Việc vi pham quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả chết người. Mối quan hệ này cần được chứng minh thì mới truy tố chủ thể phạm tội theo tội danh này. Nếu nạn nhân chết là do một nguyên nhân khác tiềm ẩn từ trước thì chủ thể không phạm tội này.

c. Lỗi của chủ thể tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Dấu hiệu lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi vô ý:

  • lỗi vô ý do quá tự tin: chủ thể hànhh vi biết hành vi của mình là nguy hiểm nhưng quá tự tin cho rằng không thể xẩy ra chết người
  • lỗi vô ý do cẩu thả: chủ thể hành vi không nghĩ rằng hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người

3. Các khung hình phạt đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là gì ?

Điều 129 Bộ luật hình sự 2015 quy định 2 khung hình phạt chính và 1 hình phạt bổ sung:

a. Hình phạt theo khoản 1 điều 129 đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

b. Hình phạt theo khoản 1 điều 129 đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

c.    Hình phạt bổ sung đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Khung hình phạt tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính – ảnh: Luật Thái An

4. Căn cứ quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là gì?

Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 129, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

a. Các tình tiết tăng nặng đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Các tình tiết tăng nặng đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính có thể là:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
  • Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

và các tình tiết tăng nặng khác được quy định tại Điều 52 Bộ Luật hình sự 2015

b. Các tình tiết giảm nhẹ đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Các tình tiết giảm nhẹ được quy định Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015. Đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, các tình tiết giảm nhẹ có thể là:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
  • Người phạm tội đầu thú

Lưu ý quan trọng:

Khi quyết định mức hình phạt đối với bị cáo tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, Toà án có thể dựa vào Điều 54 Bộ luật hình sự 2015 để quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015.

c. Nếu phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính nhưng người bị hại có đơn xin không truy tố thì có bị xử phạt không ?

Đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, cho dù gia đình người bị hại có đơn xin không truy tố thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

d. Nếu phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và các tội khác đồng thời thì hình phạt sẽ thế nào?

Nếu phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và các tội khác đồng thời thì Toà án sẽ tổng hợp các hình phạt như sau, căn cứ Điều 55 Bộ luật hình sự 2015:

Đối với hình phạt chính:

  • Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
  • Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung;
  • Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
  • Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

Lưu ý: Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù: cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

5. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là bao lâu?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm.

6. Hướng bào chữa tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính như thế nào?

Khi có căn cứ, luật sư có thể bào chữa cho bị cáo tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo một trong các hướng sau đây:

a. Bào chữa cho bị cáo tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo hướng không phạm tội

Khi bào chữa theo hướng này thì luật sư sẽ khai thác các tình tiết vụ án, lời khai của các đương sự và người làm chứng mà có lợi cho thân chủ mình, một cách triệt để:

Chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm

Luật sư có thể chứng minh chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm như:

  • Hành vi của bị cáo không phải là nguyên nhân trực tiếp làm cho nạn nhân tử vong. Nạn nhân tử vong là vì một lý do khác.
  • Chưa có quy tắc, quy định liên quan tới công việc của người phạm tội nên việc người phạm tội vô ý gây hậu quả chết người do lỗi của các bên khác.

Bị cáo có bằng chứng ngoại phạm

Nếu có bằng chứng về việc bị cáo đã không có mặt tại hiện trường khi xẩy ra vụ án thì luật sư thuyết phục Hội đồng xét xử xét xử cho bị cáo không phạm tội.

Bào chữa tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
3 hướng bào chữa tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính – ảnh: Luật Thái An

b. Bào chữa cho bị cáo tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo hướng giảm nhẹ

Khi có căn cứ, luật sư có thể bào chữa cho bị cáo theo hướng giảm nhẹ về khung hình phạt đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, cụ thể như sau:

Luật sư có thể bào chữa theo hướng chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn theo các cách sau (tất nhiên là nếu có đủ căn cứ):

  • Luật sư khai thác, phân tích các tình tiết để chứng minh mặc dù đã có quy tắc nghề nghiệp, hành chính liên quan tới an toàn nhưng các quy tắc đó rất sơ sài, mang tính hình thức, đối phó, làm cho có. Dù đã có nhiều người góp ý nhưng cơ quan tổ chức vẫn không sửa đổi dấn đến việc người thực hành rất bối rối khi xử lý công việc.
  • Về nhân thân của người phạm tội: Luật sư phân tích để cho thấy bị cáo chưa có tiền án tiền sự
  • Luật sư phân tích các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
    • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm: người phạm tội (thí dụ bác sỹ) đã cố gắng hết sức điều trị, chữa chạy cho nạn nhân nhưng nạn nhân không qua khỏi
    • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả: đã xin lỗi gia đình nạn nhân, hỗ trợ chi phí khám chữa bênh, mai táng…
    • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
    • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
    • Người phạm tội tự thú: Ngay sau khi hậu quả xẩy ra, người phạm tội đã chủ động báo với cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời
    • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
    • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
    • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
    • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
    • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

c. Bào chữa cho bị cáo tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo hướng điều tra bổ sung

Căn cứ Điều 245 và Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật sư có thể đề xuất Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường hợp sau:

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được:

  • Chứng cứ để chứng minh có hành vi phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính xảy ra hay không?
  • Chứng cứ để chứng minh thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là chứng cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy ra vào thời gian nào, ở đâu; phương pháp, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm như thế nào;
  • Chứng cứ để chứng minh ai là người thực hiện hành vi phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là chứng cứ xác định một chủ thể cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó;
  • Chứng cứ để chứng minh có lỗi hay không có lỗi là chứng cứ xác định chủ thể có lỗi hoặc không có lỗi khi thực hiện hành: nếu có lỗi thì là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Bộ luật Hình sự;
  • Chứng cứ để chứng minh tình tiết tăng nặng theo cáo trạng của Viện kiểm sát là gì?
  • Chứng cứ để chứng minh đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo là chứng cứ xác định lý lịch của bị can, bị cáo;

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng:

  • Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền;
  • Xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
  • Nhập vụ án hoặc tách vụ án không đúng quy định tại Điều 170 hoặc Điều 242 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
  • Không cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án cho người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền bào chữa, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác;
  • Chưa điều tra, lập lý lịch của bị can; chưa xác định được những đặc điểm quan trọng về nhân thân của bị can, bị cáo (tuổi, tiền án, tiền sự), lý lịch hoạt động của pháp nhân thương mại phạm tội (tên, địa chỉ, những vấn đề khác liên quan đến hồ sơ pháp lý của pháp nhân thương mại);
  • Không có người phiên dịch, người dịch thuật cho người tham gia tố tụng trong trường hợp họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt; họ là người câm, người điếc, người mù theo quy định tại Điều 70 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
  • Không từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong trường hợp quy định tại các điều 49, 51, 52, 53, 54, 68, 69 và 70 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
  • Việc điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự;
  • Biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà không chuyển cho Viện kiểm sát theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 88 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
  • Chứng cứ để chứng minh đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sửa chữa, thêm bớt dẫn đến sai lệch hồ sơ vụ án;
  • Việc điều tra, truy tố không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Có căn cứ để xác định có việc bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật;
  • Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ;
  • Những trường hợp khác phải ghi rõ lý do trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Lưu ý: Viện kiểm sát, Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có căn cứ cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng đã cản trở, đưa ra những yêu vô lý từ chối đăng ký bào chữa, không tạo điều kiện cho thân nhân và người bào chữa được gặp người bị buộc tội khi người bị buộc tội từ chối người bào chữa.

 Lưu ý: Cần lưu ý rằng việc bào chữa theo hướng này sẽ kéo dài thời giai xét xử vụ án.

 

Trên đây là phần phân tích về vai trò quan trọng của luật sư trong các vụ án về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Nếu bạn có những thắc mắc cụ thể, chi tiết hoặc mong muốn được làm rõ những điều còn chưa hiểu, hãy nhấc điện thoại để gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật của Công ty Luật Thái An.

6. Dịch vụ thuê luật sư bào chữa tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính của Luật Thái An

Hiến pháp nước ta và Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đều quy định về quyền được thuê luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc người khác bào chữa”. Sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa, người phạm tội sẽ được bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật hình sự và tham gia tố tụng là sự lựa chọn rất khôn ngoan. Bởi bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quyền và lợi ích hợp pháp của bạn sẽ được bảo đảm.

Các luật sư Công ty Luật Thái An sẽ tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa cho bị cáo hoặc luật sư bảo vệ bị hại trong các vụ án hình sự. Chúng tôi sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tối đa, chúng tôi làm việc với sự tận tâm, uy tín, thù lao hợp lý:

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN LUẬT VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ!

Nguyễn Văn Thanh