Phụ cấp và trợ cấp là hai khoản bổ trợ mà nhiều người lao động quan tâm ngoài tiền lương. Tuy nhiên phụ cấp và trợ cấp khác nhau như thế nào thì không phải người lao động nào cũng biết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về phụ cấp và trợ cấp khác nhau như thế nào?
Câu hỏi của khách hàng về vấn đề phụ cấp và trợ cấp khác nhau như thế nào?
Chào công ty luật Thái An.
Tôi tên là Mỹ Hoa, 28 tuổi, hiện đang làm hành chính tại một công ty về thực phẩm. Mới đây, giám đốc công ty yêu cầu chúng tôi xây dựng lại các khoản trợ cấp, phụ cấp cho người lao động cho phù hợp với tình hình thực tế. Tôi không rõ phụ cấp và trợ cấp khác nhau như thế nào, vậy mong luật sư giải đáp giúp để tôi hoàn thành công việc được giao ạ?”
Luật Thái An trả lời
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề phụ cấp và trợ cấp khác nhau như thế nào, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề phụ cấp và trợ cấp khác nhau như thế nào?
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề “Phụ cấp và trợ cấp khác nhau như thế nào” là các văn bản pháp luật sau đây:
2. Phụ cấp và trợ cấp khác nhau như thế nào?
a) Phụ cấp
Phụ cấp lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động … chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương ghi trong Hợp đồng lao động. Theo quy định của pháp luật, phụ cấp lương bao gồm các khoản sau:
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp trách nhiệm
- Phụ cấp chức vụ, chức danh
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự
- Phụ cấp khu vực
- Ngoài ra, còn có chế độ phụ cấp khác như phụ cấp khuyến khích người lao động làm việc và phụ cấp khác phù hợp với đặc điểm, tính chất lao động và yêu cầu thực tế của công ty.
Nhìn chung, để được hưởng phụ cấp thì công việc người lao động làm thường có yêu cầu cao hơn như yêu cầu người lao động phải có trách nhiệm hoặc chuyên môn, trình độ cao, thâm niên trong nghề để hoàn thành tốt công việc hoặc yêu cầu người lao động phải làm việc trong điều kiện khó khăn hơn người lao động bình thường với công việc bình thường.
Tùy từng nội quy, quy chế hoạt động của từng doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ xây dựng mức phụ cấp cho cán bộ nhân viên của mình phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế.
===>>> Xem thêm: : Ngoài lương, người lao động có thể có trợ cấp, phụ cấp gì?
b) Trợ cấp và các khoản bổ sung
Pháp luật không có quy định cụ thể về trợ cấp cho người lao động trong quá trình làm việc, tuy nhiên theo cách hiểu và áp dụng của các doanh nghiệp thì trợ cấp cho người lao động trong quá trình làm việc bao gồm:
- Tiền ăn giữa ca, tiền xăng xe, điện thoại
- Các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động.
- Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
Ngoài ra, người lao động còn được hưởng các khoản bổ sung khác do người sử dụng quy định, là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm tiền thưởng và các khoản trợ cấp nêu trên.
Bên cạnh đó, pháp luật lại có quy định rất cụ thể về các khoản trợ cấp khi người lao động lâm vào tình trạng không lao động hoặc tạm thời ngừng lao động. Khoản trợ cấp này được Bảo hiểm xã hội chi trả dựa trên cơ sở số tiền mà người lao động đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong thời gian lao động. Các khoản trợ cấp này bao gồm:
- Trợ cấp ốm đau
- Trợ cấp thai sản
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp hưu trí
- Trợ cấp tử tuất
- Trợ cấp thôi việc
- Trợ cấp mất việc làm
Tùy vào từng trường hợp mà người lao động gặp phải, Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả trợ cấp tương ứng với từng đối tượng và thời gian hưởng trợ cấp cụ thể.
===>>> Xem thêm: Trợ cấp thôi việc
3. Tóm tắt tư vấn về vấn đề phụ cấp và trợ cấp khác nhau như thế nào?
Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt tư vấn về vấn đề phụ cấp, trợ cấp khác nhau như thế nào là: Phụ cấp, trợ cấp và các khoản bổ sung là một phần của tiền lương mà người lao động được người sử dụng lao động chi trả. Ngoài ra, với từng trường hợp theo quy định của pháp luật, Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả trợ cấp cho người lao động.
Trên đây là phần tư vấn về vấn đề phụ cấp và trợ cấp. Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật lao động. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
4. Dịch vụ tư vấn luật lao động và dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động là cách làm rất khôn ngoan. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động. Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết Tư vấn luật lao động của chúng tôi.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!
- Cắt giảm lao động trong trường hợp bất khả kháng - 11/04/2020
- Điều kiện xây dựng nhà ở thương mại - 11/04/2020
- Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì làm gì? - 10/04/2020
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.