Mẫu hợp đồng thuê bảo vệ

Ngày này, dịch vụ bảo vệ ngày càng phát triển bởi nhu cầu lớn của các cá nhân tổ chức nhằm đảm bảo sự an toàn về tài sản của bản thân/doanh nghiệp.  Bởi vậy, việc giao kết các hợp đồng dịch vụ bảo vệ hay hợp đồng thuê bảo vệ cũng ngày càng nhiều. Với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn và soạn thảo hợp đồng, Công ty Luật Thái An sẽ cũng cấp mẫu hợp đồng thuê bảo vệ trong bài viết dưới đây:

1. Căn cứ pháp lý điều chỉnh mẫu hợp đồng thuê bảo vệ

Căn cứ pháp lý điều chỉnh mẫu hợp đồng thuê bảo vệ là các văn bản pháp lý sau đây:

và các văn bản pháp lý chuyên ngành.

2. Hợp đồng thuê bảo vệ là gì?

Hợp đồng thuê bảo vệ (hay hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ) là sự thỏa thuận của các bên, trong đó, bên bảo vệ (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện việc bảo vệ tại một hoặc một số địa điểm nhất định trong một thời gian xác định theo yêu cầu của bên thuê (Bên yêu cầu dịch vụ), và bên thuê có trách nhiệm trả tiền thuê (thực chất là tiền sử dụng dịch vụ) cho bên bảo vệ.

Hợp đồng thuê bảo vệ là một dạng của hợp đồng dịch vụ:

>>> Xem thêm: Đặc điểm hợp đồng dịch vụ

3. Đối tượng của hợp đồng thuê bảo vệ

Hợp đồng thuê bảo vệ mang bản chất của hợp đồng dịch vụ nên cần đáp ứng quy định tại Điều 514 của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

“ Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.

Theo đó, đối tượng của hợp đồng bảo vệ là các công việc bảo vệ mà có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

4. Mẫu hợp đồng thuê bảo vệ như thế nào?

Hiện nay, hợp đồng thuê bảo vệ tương đối đa dạng, có thể là hợp đồng thuê bảo vệ giữa tổ chức, doanh nghiệp với một bên là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ (ngành, nghề kinh doanh có điều kiện), hợp đồng thuê bảo vệ giữa cá nhân, hộ gia đình với cá nhân; hợp động thuê bảo vệ dài hạn; hợp đồng thuê bảo vệ ngắn hạn…..

Dưới đây là mẫu hợp đồng thuê bảo vệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để các bạn tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

………., ngày…tháng …năm…

HỢP ĐỒNG THUÊ BẢO VỆ

(Số:……/HĐT-……..)

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;

– Căn cứ khả năng và nhu cầu của các bên.

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…… tại địa chỉ…………….., chúng tôi gồm:

Bên Bảo vệ (Bên A):

Tên công ty:……………………………………………………………………………

Mã số thuế: ………………………………………………………………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………….

Điện thoại:……………………………  Số Fax/email (nếu có):…………………………

Người đại diện: ………………………………. Chức vụ: …………………………

Số tài khoản: ………………………………………………………………………….

Mở tại Ngân hàng:. ………………………………………………………………………….

Và:

Bên Thuê (Bên B):

Tên công ty:……………………………………………………………………………

Mã số thuế: ………………………………………………………………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………….

Điện thoại:……………………………  Số Fax/email (nếu có):…………………………

Người đại diện: ………………………………. Chức vụ: …………………………

Số tài khoản: ………………………………………………………………………….

Mở tại Ngân hàng:. ………………………………………………………………………….

Xét rằng:

  • Bên A là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
  • Bên B là doanh nghiệp có nhu cầu thuê bảo vệ ……………………………………

Sau khi trao đổi, thỏa thuận, hai bên đồng ý ký hợp đồng này với các điều khoản như sau:

Điều 1. Đối tượng công việc phải thực hiện và yêu cầu

1.1. Đối tượng công việc

Bên B đồng ý thuê và Bên A đồng ý thực hiện những công việc bảo vệ cho Bên B với phạm vi công việc như sau:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  • Địa điểm thực hiện công việc bảo vệ:………………….
  • Thời gian thực hiện: ….. tháng từ ngày…./…../…… đến hết ngày…/…./…..
    Thời gian bảo vệ: nguyên ngày (24/24), kể cả Lễ , Tết và Chủ Nhật.
    Số vị trí bảo vệ : …… vị trí
    Việc bảo vệ hằng ngày được chia thành …….. ca như sau :
    – Ca 1 : từ ……..h đến ……h : Số lượng bảo vệ: …. người
    – Ca 2 : từ ……..h đến ……h : Số lượng bảo vệ: …. người
    – Ca 3 : từ ……..h đến ……h : Số lượng bảo vệ: …. người

Số lượng vị trí bảo vệ có thể sẽ được xem xét và điều chỉnh để phục vụ tốt hơn mục tiêu đề ra.

Hợp đồng thuê bảo vệ có đối tượng là các công việc bảo vệ có thể thực hiện, không vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội
Hợp đồng thuê bảo vệ có đối tượng là các công việc bảo vệ có thể thực hiện, không vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội – Nguồn ảnh minh họa: Internet

1.2. Yêu cầu đối với công việc

Để thực hiện công việc nêu trên, Bên B cử ………… nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp đủ điều kiện như sau:

  • Lý lịch rõ ràng, không có tiền án tiền sự, có đạo đức nghề nghiệp.
  • Được huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ: Nghiệp vụ ứng phó trong tình huống khẩn cấp; Nghiệp vụ cấp cứu, phòng cháy, chữa cháy; Các kỹ năng giám sát cơ bản; Võ thuật, cách sử dụng công cụ hỗ trợ ( đèn pin, bộ đàm, … )

Điều 2. Giá và phương thức thanh toán hợp đồng thuê bảo vệ

2.1. Giá cả

Bên A đồng ý thực hiện công việc đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với giá là………………… VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng).

Số tiền trên đã bao gồm:……………………………. Và chưa bao gồm:…………………………………

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên nếu có sự thay đổi về giá thị trường dẫn tới việc thay đổi/phát sinh các chi phí/…………… thì số tiền chênh lệch/phát sinh trên/… sẽ do Bên …. chịu trách nhiệm.

2.2. Thời hạn thanh toán:

Thời gian thanh toán: từ ngày ….. đến ngày …. hàng tháng. Khi nhận tiền, Bên A có trách nhiệm xuất hoá đơn tài chính theo qui định cho Bên B.

(Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc thanh toán chia làm các đợt khác)

2.3. Hình thức thanh toán:

Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Trường hợp sử dụng hình thức thanh toán chuyển khoản thì chuyển tiền vào tài khoản của Bên A theo chi tiết sau:

Tên Tài khoản ngân hàng: ……………………………..
Số tài khoản:………………………………
Mở tại Ngân hàng:………………

Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của Bên A, nhân viên bảo vệ của Bên A

3.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

  • Chỉ định một người đại diện để làm việc với Bên B, chịu trách nhiệm liên đới nhiệm trong trường hợp nhân viên của mình có hành vi trái pháp luật, thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại cho Bên B.
  • Cung cấp trang bị trang thiết bị bảo vệ cần thiết, đồng phục cho lực lượng bảo vệ của mình trong quá trình làm nhiệm vụ.
  • Thự hiện bố trí đầy đủ số lượng nhân viên bảo vệ đủ yêu cầu để đảm nhiệm công việc (kể cả việc chuẩn bị, bố trí nhân viên dự phòng, kịp thời bổ sung, hỗ trợ trong trường hợp cần thiết).
  • Chịu trách nhiệm đối với các khoản thuế, bảo hiểm, các phúc lợi xã hội theo pháp luật lao động đối với nhân viên của mình được bổ nhiệm làm nhiệm vụ tại Công ty của Bên B.
  • Cung cấp kịp thời lực lượng hỗ trợ khi được Bên B yêu cầu. Việc thay đổi nhân viên không đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ phải báo trước bằng văn bản và chỉ được thay khi có sự đồng ý của Bên B.
  • Bên A có quyền từ chối các yêu cầu về việc bảo vệ cho bất cứ hành vi nào của Bên B nếu xét thấy hành vi đó vi phạm pháp luật.
  • Các quyền và nghĩa vụ khác của bên cung ứng dịch vụ theo qui định của pháp luật.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của nhân viên bảo vệ

Nhân viên bảo vệ được Bên A giao thực hiện công việc theo Điều 1 Hợp đồng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự trong phạm vi khu vực ………………..
  • Thường xuyên, kịp thời báo cáo cho Bên B những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ của mình, những tai nạn, rủi ro hoặc sự việc bất thường diễn ra trong khu vực …………. Có trách nhiệm báo cáo cho Bên B về mọi vấn đề liên quan khi được yêu cầu.
  • Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định, nội quy của địa điểm thực hiện công việc đã thỏa thuận tại Hợp đồng.
  • Kiểm tra và phát hiện các hành vi hủy hoại, trộm cắp tài sản của địa điểm thực hiện công việc đã thỏa thuận tại Hợp đồng. Ngăn chặn kịp thời và báo ngay cho Bên B về những hành động phá rối, hành vi vi phạm pháp luật xảy ra tại địa điểm đó.
  • Khi xảy ra sự cố, chủ động sử dụng các biện pháp phòng cháy, chữa cháy hoặc sơ cứu tạm thời … trong phạm vi địa điểm thực hiện công việc cho đến lúc có đầy đủ các phương tiện hỗ trợ, cứu giúp … đến tại hiện trường.
  • Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên và theo quy định pháp luật.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho Bên A thực hiện công việc của mình.
  • Trong thời gian Bên A thực hiện nhiệm vụ, Bên B chỉ định một đại diện có trách nhiệm để tiếp nhận những yêu cầu và báo cáo của Bên A liên quan đến an ninh của Công ty.
  • Có trách nhiệm thông báo cho Bên A bằng miệng hay bằng văn bản về bất cứ mối nguy hiểm nào của nhân viên bảo vệ của Bên A mà Bên B xét thấy có khả năng đe dọa hay làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh của bên A.
  • Bên B sẽ hỗ trợ những yêu cầu của bảo vệ Bên A nhằm cải thiện hoặc thực thi những biện pháp an ninh tại Công ty.
  • Thanh toán phí dịch vụ như đã thỏa thuận.
  • Các quyền và nghĩa vụ khác của theo qui định của pháp luật.

Điều 5. Cam kết của các bên

5.1. Cam kết của Bên A

  • Bên A cam kết doanh nghiệp đủ điều kiện để kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
  • Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này;
  • Bồi thường thiệt hại xảy ra cho Bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của Bên A;

5.2. Cam kết của Bên B

  • Cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí,…
  • Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.
  • Bên B thừa nhận rằng hợp đồng này chỉ thực hiện Dịch Vụ Bảo Vệ và không phải là một hợp đồng Bảo Hiểm.

Điều 6: Trường hợp bất khả kháng

6.1.      Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như: hoả hoạn, thiên tai, chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và các thảm hoạ khác chưa lường hết được, hoặc một trong hai bên bị phá sản, sự thay đổi chính sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền….

Việc một trong hai bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng.

6.2.      Ngay khi phát hiện ra sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng thì bên chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự kiện bất khả kháng phải thông báo cho bên còn lại trong thời gian …..ngày, kể từ khi phát hiện ra sự kiện bất khả kháng.

>>> Xem thêm: Định nghĩa bất khả kháng

Điều 7. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng thuê bảo vệ

7.1. Phạt vi phạm hợp đồng

Các bên có thể thỏa thuận về trường hợp phạt vi phạm khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng và mức phạt vi phạm.

>>> Xem thêm: Xử phạt vi phạm dân sự

7.2. Bồi thường thiệt hại

  • Bên A chịu trách nhiệm bồi thường về những thiệt hại tại khu vực được Bên B giao bảo vệ nếu do lỗi sơ ý, thiếu trách nhiệm hay không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, dẫn đến mất cắp tài sản, tổn hại tài sản … của Bên B hoặc nhân viên/khách hàng Bên B;
  • Về mức bồi thường thông thường được xác định theo giá thị trường vào thời điểm xảy ra những thiệt hại. Bên B cần cung cấp các chứng cứ chứng minh thiệt hại xảy ra do lỗi của Bên A, nhân viên Bên A gây ra;
  • Bên A không chịu trách nhiệm bồi thường nếu đã thông báo trước bằng văn bản về những khuyến cáo, hay những điều nguy hiểm đáng nghi ngờ sẽ xảy ra cho Bên B mà Bên B không khắc phục triệt để.

(Ngoài ra, các bên nên có thỏa thuận cụ thể về nguyên tắc, điều kiện và quy trình bồi thường thiệt hại khi gặp phải sự cố)

>>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại là chế tài

Điều 8. Chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê bảo vệ

8.1. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:

  • Hết thời hạn thực hiện hợp đồng
  • Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;
  • Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;
  • Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;
  • Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.

>>> Xem thêm: Hiểu về điều khoản chấm dứt

8.2. Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp phát sinh bất đồng, tranh chấp, các bên ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng hoặc hòa giải.

Trường hợp sau khi hòa giải, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp thì một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Bên thua kiện phải chịu mọi phí tổn liên quan đến việc kiện tụng cho bên còn lại.

>>> Xem thêm: Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng

Điều 9. Hiệu lực hợp đồng thuê bảo vệ

  • Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..
  • Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…
  • Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….
BÊN A BÊN B

 

 

Trên đây là mẫu hợp đồng thuê bảo vệ cơ bản. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến mẫu hợp đồng thuê bảo vệ, hãy gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật, để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới: contact@luatthaian.vn.

5. Dịch vụ tư vấn, rà soát và soạn thảo hợp đồng thuê bảo vệ của Luật Thái An

Ngày nay, không chỉ hợp đồng thuê bảo vệ mà với các loại hợp đồng dịch vụ, hợp đồng kinh doanh thương mại đều cần được tư vấn soạn thảo bởi các chủ thể có kinh nghiệm chuyên môn – các công ty Luật. Đây là một khoản đầu tư thông minh so với chi phí phải bỏ ra khi có rủi ro pháp lý.

Công ty Luật Thái An chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng pháp lý, trong đó có hợp đồng thuê bảo vệ để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng.

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

Nguyễn Văn Thanh