Ngày nay, khi các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài mà chưa đủ kinh nghiệm về tục hải quan, thương mại quốc tế…. thì phương án thường được sử dụng là dịch vụ ủy thác xuất khẩu. Theo đó, các bên cần giao kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu để làm căn cứ thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có). Bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An sẽ cung cấp mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu để quý khách hàng tham khảo.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng ủy thác xuất khẩu
Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng ủy thác xuất khẩu là các văn bản pháp lý sau:
Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
Thông tư số 12/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 15/06/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương.
2.Hợp đồng ủy thác xuất khẩu là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 28 Luật Thương mại năm 2005 thì:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, ủy thác xuất khẩu là việc một bên thuê một đơn vị kinh doanh dịch vụ xuất khẩu để tổ chức và thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa (đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật ) cho bên mua.
Do đó, hợp đồng ủy thác xuất khẩu là sự thỏa thuận của các bên, trong đó bên ủy thác giao một phần hoặc toàn bộ hạng mục công việc cho bên nhận ủy thác với nhiệm vụ việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng ủy thác xuất khẩu mang bản chất của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo Điều 155 Luật thương mại 2005.
3. Hình thức của hợp đồng ủy thác xuất khẩu
Theo quy định pháp luật hiện hành, hợp đồng ủy thác xuất khẩu phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp bên ủy thác và nhận ủy thác chỉ giao kết bằng miệng mà không có giấy tờ văn bản pháp lý chứng minh thỏa thuận của hai bên. Điều này dẫn đến khi hàng hóa có vấn đề và bên kia không chịu trách nhiệm và không thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi.
Trong bài viết này, Công ty Luật Thái An sẽ cung cấp mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu để Quý khách hàng tham khảo. Tùy vào từng loại hàng hóa và thỏa thuận của các bên mà các bên cần thay đổi cho phù hợp.
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung công việc ủy thác
Bằng hợp đồng này, Bên A đồng ý ủy thác cho Bên B xuất khẩu những mặt hàng sau:
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1
Cộng:……
1.2.Tổng giá trị tính theo tiền Việt Nam (bằng chữ):…
1.3.Tổng giá trị tính theo ngoại tệ (bằng chữ):…
1.4. Thanh toán tiền hàng:
Bên B có trách nhiệm cung cấp cho ngân hàng (ngoại thương)… tại… những tài liệu cần thiết để tạo lợi nhuận cho Bên A nhận được ngoại tệ do bên nước ngoài thanh toán một cách nhanh chóng nhất.
Bên A được quyền sử dụng ngoại tệ đó theo quy định của Nhà nước, Bên B không có quyền trong việc sở hữu số ngoại tệ này.
Điều 2: Quy cách tính chẩt của hàng hóa trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu
2.1. Bên B có trách nhiệm hướng dẫn trước cho Bên A về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn kiểm dịch, bao bì, cách chọn mẫu để chào hàng v.v… ngay từ khi sản xuất, chế biến.
2.2. Bên A phải cung cấp cho Bên B các tài liệu cần thiết về qui cách, phẩm chất, mẫu hàng… để chào bán.
2.3. Bên A phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa đồng thời chịu trách nhiệm về số lượng hàng hóa bên trong bao bì, trong các kiện hàng hoặc container do bên A đóng, khi hàng đến tay bên ngoài.
Điều 3: Quyền sở hữu hàng xuất khẩu và chuyển đổi rủi ro đối với hàng hóa
3.1. Quyền sở hữu hàng xuất khẩu
Hàng hóa ủy thác xuất khẩu là tài sản thuộc sở hữu của bên A cho đến khi hàng đó được bên A chuyển quyền sở hữu cho khách hàng nước ngoài. Trong bất cứ giai đoạn nào, bên B cũng không có quyền sở hữu số hàng ủy thác này.
Bên B phải tạo điều kiện cho Bên A được tham gia cùng giao dịch, đàm phán với bên nước ngoài về việc chào bán hàng hóa của mình.
Mỗi lô hàng bày Bên A cam đoan chỉ ủy thác cho bên B là đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu tiến hành chào hàng và xuất khẩu kể từ ngày… tháng… năm… , nếu sau đó bên A lại chuyển quyền sở hữu lô hàng ủy thác này cho đơn vị khác hoặc dùng nó để gán nợ, để thế chấp, cầm cố bảo lãnh tài sản trong các hợp đồng khác mà không được sự đồng ý của bên B thì bên A phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
3.2. Giải quyết rủi ro đối với hàng hóa
Bên A phải chịu thiệt thòi về những rủi ro trong quá trình ủy thác xuất khẩu lô hàng trên nếu Bên B chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ mọi trách nhiệm đòi bồi thường ở người thứ ba (là người có lỗi gây rủi ro như làm đổ vỡ, cháy… hàng hóa ủy thác xuất khẩu).
Trường hợp này người thứ ba thực hiện nghĩa vụ bồi thường trực tiếp cho Bên A.
Điều 4. Vận chuyển, giao dịch xuất khẩu hàng đã ủy thác
4.1 Bên B có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn […] ngày kể từ ngày Bên A thông báo đã chuẩn bị đủ các yêu cầu về hàng hoá thoả thuận với Bên B và sẵn sàng để xuất khẩu. Nếu không giao dịch được trong thời gian nói trên, Bên B phải thông báo ngay cho Bên A biết để Bên A có phương án xử lý lô hàng đó.
4.2 Bên B có trách nhiệm xuất khẩu hàng hoá với điều kiện có lợi nhất cho Bên A (giá xuất khẩu cao, khả năng thanh toán nhanh bằng ngoại tệ mạnh .v.v…).
4.3 Bên A có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa hàng đã chuẩn bị để xuất khẩu tới địa điểm và theo đúng thời gian Bên B hướng dẫn. Cụ thể:
Địa điểm: …………………..
Thời gian: …………………..
4.4 Bên A có trách nhiệm đóng gói phù hợp với quy cách của nhà sản xuất hoặc theo yêu cầu của đối tác nước ngoài phù hợp với quy định pháp luật tùy từng đơn đặt hàng.
Điều 5. Thanh toán tiền xuất khẩu và thù lao ủy thác trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu
5.1. Tiền xuất khẩu
Bên B thỏa thuận phương thức thanh toán với đối tác nước ngoài là: […]
Bên B có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi nhuận cho Bên A nhận được ngoại tệ do đối tác nước ngoài thanh toán một cách nhanh chóng và đầy đủ.
Toàn bộ ngoại tệ do đối tác nước ngoài thanh toán thuộc quyền sở hữu của Bên A, Bên B không có quyền sở hữu đối với số ngoại tệ đó.
5.2. Thù lao ủy thác
Thù lao ủy thác
Bên A thanh toán cho Bên B thù lao ủy thác là:…………………..
Bên A thanh toán cho Bên B các chi phí khác là:…………………
Tổng chi phí là: …………………..
Phương thức thanh toán là: Bên A thanh toán bằng tiền Việt Nam thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản của Bên B theo các thông tin dưới đây:
Thời hạn thanh toán:………………………………………………..
Hồ sơ đi kèm thi thanh toán:………………………………………..
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu
6.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên Ủy thác (Bên A)
Yêu cầu Bên B thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;
Không chịu trách nhiệm trong trường hợp Bên B vi phạm pháp luật, trừ trường hợp vi phạm đó phát sinh từ hoặc liên quan đến vi phạm của Bên ủy thác.
Cung cấp một cách đầy đủ và trung thực toàn bộ thông tin, tài liệu cần thiết để Bên B chào hàng và thực hiện hợp đồng uỷ thác;
Phối hợp với Bên B đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài;
Phối hợp với Bên B kiểm tra hàng hóa và giao nhận hàng tại cảng đi.
6.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên Nhận ủy thác (Bên B)
Đàm phán, ký kết, thực hiện Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với bên mua hàng nước ngoài;
Kiểm tra và làm các thủ tục cơ bản để quá trình xuất khẩu hàng hóa diễn ra bình thường;
Kê khai và tạm nộp các khoản thuế tương ứng cho hàng hóa xuất khẩu;
Lưu trữ cẩn thận bộ chứng từ xuất khẩu bao gồm: hợp đồng thương mại, hóa đơn,…;
Xuất trả hàng hóa đã nhập cho người ủy thác theo hợp đồng thương mại
Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Hợp đồng này.
Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài;
Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận và kịp thời thông báo cho Bên uỷ thác các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;
Thực hiện các chỉ dẫn của Bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;
Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;
….
Điều 7. Bảo mật hợp đồng ủy thác xuất khẩu
Mỗi Bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến Hợp Đồng này hoặc của Bên còn lại cho bất cứ Bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Mỗi Bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi Hợp Đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.
Bất khả kháng là những sự kiện khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của các Bên Bao gồm nhưng không giới hạn ở: động đất, bão, lũ lụt, gió lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hay đe dọa chiến tranh… hoặc các thảm họa khác không thể lường trước được; hoặc sự thay đổi của luật pháp bởi chính quyền Việt Nam.
Điều 10. Hiệu lực và các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy thác xuất khẩu
10.1 Hợp Đồng này có hiệu lực từ ngày………………. đến ngày………………………………..
10.2 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:
Hết thời hạn thực hiện hợp đồng theo điều này mà hai bên không tiếp tục gia hạn;
Hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên;
Chấm dứt do tác động của sự kiện bất khả kháng: Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá […] ngày kể từ ngày phát sinh, Hợp Đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một Bên cho Bên còn lại.
Thuộc các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng…………………………………….
10.3 Việc chấm dứt Hợp đồng này không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các Bên phát sinh hiệu lực trước ngày chấm dứt Hợp đồng.
Điều 11. Giải quyết tranh chấp hợp đồng ủy thác xuất khẩu
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai Bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý.
Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các Bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Chi phí cho những hoạt động kiểm tra, xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.
Hợp Đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.
Mọi sửa đổi hoặc bổ sung Hợp Đồng đều phải được lập thành văn bản và ký duyệt bởi người có thẩm quyền của mỗi Bên.
Mỗi Bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong Hợp Đồng này cho bất cứ Bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Bên còn lại.
Hợp Đồng này sẽ được lập thành […] bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ […] bản để thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A
ĐẠI DIỆN BÊN B
Trên đây là mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu, hãy gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật, để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới: contact@luatthaian.vn.
5. Dịch vụ tư vấn, rà soát và soạn thảo hợp đồng ủy thác xuất khẩu của Luật Thái An
Ngày nay, việc sử dụng dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng của Luật sư là vô cùng cần thiết, là một khoản đầu tư thông minh so với chi phí phải bỏ ra khi có rủi ro pháp lý.
Công ty Luật Thái An chuyên tư vấn, soạn thảo, rà soát các loại hợp đồng, trong đó có hợp đồng ủy thác xuất khẩu để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng. Để tìm hiểu về dịch vụ của chúng tôi, bạn vui lòng tham khảo các bài viết sau:
Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình * Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
Bài viết mới nhất của Nguyễn Văn Thanh (Xem tất cả)
ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - CÔNG TY LUẬT THÁI AN BỀ DẦY TRÊN 15 NĂM KINH NHIỆM TƯ VẤN LUẬT UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
Để đượcCung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)