☑ DỊCH VỤ: | ❎ CHUYÊN TƯ VẤN, SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU |
☑ THỜI GIAN: | ❎ 2 – 3 NGÀY |
☑ LỢI ÍCH: | ❎ PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP, BẢO VỆ QUYỀN LỢI, TỐ ĐA HOÁ LỢI NHUẬN |
☑ KINH NGHIỆM LUẬT THÁI AN: | ❎ 15 + NĂM; THÀNH VIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI; ĐÃ SOẠN HÀNG NGÀN HỢP ĐỒNG CHO KHÁCH HÀNG |
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển nhanh và mạnh mẽ dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Việt Nam, Hàng hóa nhập khẩu đóng vai trò không nhỏ trong thị trường ngày nay. Theo đó, việc nhập khẩu hàng hóa thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng nhập khẩu với thương nhân nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Thái An sẽ cung cấp tất tần tật những điều cần biết về hợp đồng nhập khẩu và soạn thảo hợp đồng nhập khẩu theo quy định pháp luật.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề hợp đồng nhập khẩu (Hợp đồng ngoại thương)
Cơ sở pháp lý điều chỉnh soạn thảo hợp đồng nhập khẩu là Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005.
2. Khái niệm hợp đồng nhập khẩu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 thì:
“1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”.
Theo đó, nhập khẩu cũng là một trong các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế.
Định nghĩa về hoạt động nhập khẩu hàng hóa được quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại năm 2005 như sau:
“2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên về việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Trong đó bên bán/bên xuất khẩu phải cung cấp hàng hóa,chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua/bên nhập khẩu phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
3. Chủ thể của hợp đồng nhập khẩu
Chủ thể của hợp đồng là Bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua (bên nhập khẩu). Chủ thể của hợp đồng nhập khẩu thường có trụ sở ở các quốc gia khác nhau, nhưng là không bắt buộc và vẫn có thể nằm trên cùng lãnh thổ của Quốc Gia hoặc vùng lãnh thổ.
4. Đối tượng của hợp đồng nhập khẩu
- Đối tượng của hợp đồng nhập khẩu là Hàng hóa – tài sản được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và nước bên bán.
- Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.
5. Hình thức của hợp đồng nhập khẩu
Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu nói riêng phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
6. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng nhập khẩu là gì?
Các điều khoản cơ bản của hợp đồng nhập khẩu là những điều khoản không thể thiếu được. Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng nhập khẩu không thể giao kết được.

Ngoài ra, có những điều khoản mà các bên thấy cần phải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng trở thành điều khoản cơ bản của hợp đồng nhập khẩu.
Các điều khoản cơ bản của hợp đồng nhập khẩu là:
a. Thông tin các bên giao kết hợp đồng
Hợp đồng cần ghi nhận đầy đủ thông tin của các bên giao kết hợp đồng, bao gồm:
- Tên thương mại;
- Địa chỉ;
- Thông tin về giấy phép thành lập;
- Người đại diện;
- Thông tin liên hệ:…
b. Đối tượng của hợp đồng nhập khẩu:
Hai bên thỏa thuận với nhau về những loại hàng hóa sẽ được nhập khẩu. Lưu ý: trong hợp đồng nhập khẩu cần miêu tả rõ thông tin của loại hàng hóa đó như:
- Điều kiện tên hàng : Tên hàng phải đảm bảo chính xác để các bên mua bán đều hiểu và thống nhất. Do vậy ngoài tên chung còn cần phải gắn với ký mã hiệu hoặc địa danh tên hãng… cơ quan có trách nhiêm cấp giấy phép giữ bản quyền
- Điều kiện phẩm chất: Hợp đồng cần ghi rõ tiêu chuẩn quy định phẩm chất hàng hóa. Có thể căn cứ vào mẫu hàng, vào các tài liệu kỹ thuật, nhãn hiệu hàng hóa, hay căn cứ vào một tiêu chuẩn được tập quán thương mại quốc tế công nhận
- Quy định về số lượng hàng hóa, đơn vị tính: Khi giao dịch mua bán cần thống nhất cách tính số lượng hàng hóa. Bởi lẽ trong kinh doanh quốc tế, người ta áp dụng nhiều loại hệ thống đo lường khác nhau như đơn vị đo chiều dài, đơn vị đo diện tích…
Đối với trọng lượng, người ta có thể xác định trọng lượng theo trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh hoặc trọng lượng thương mại…
- Quy định về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa…
===>>> Xem thêm: Điều kiện đối với đối tượng của hợp đồng
c. Thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa trong hợp đồng nhập khẩu:
Trong hợp đồng xuất khẩu, hai bên thỏa thuận về thời gian, địa điểm giao và nhận, cần ghi rõ thông tin về địa chỉ sẽ được giao nhận đối với mỗi lần giao nhận. Đối với chi phí liên quan đến việc giao nhận hàng hóa: như chi phí xếp dỡ, chi phí kiểm đếm,… thì các bên trong hợp đồng thỏa thuận với nhau về bên phải chịu chi phí.
===>>> Xem thêm: Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
===>>> Xem thêm: Chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo EXW | Luật Thái An™
===>>> Xem thêm: Chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo điều kiện CIF, FOB
d. Giá cả, phương thức thanh toán và thời điểm thanh toán trong hợp đồng nhập khẩu:
Hai bên thỏa thuận với nhau về các nội dung sau đây:
- Đồng tiền tính giá : Giá cả buôn bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền cuả nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu hoặc của một nước thứ ba, nhưng phải là đồng tiền ổn định và tự do chuyển đổi được
- Mức giá: Giá cả trong các hợp đồng là giá quốc tế
- Phương pháp quy định giá: Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng, Giá có thể được quy định theo các loại sau: Giá cố định, giá quy định, vấn đề điều chỉnh giá
- Giảm giá (nếu có)
- Số lần thanh toán, mức thanh toán của mỗi lần
- Thời hạn thanh toán: thanh toán trước giao hàng, ngay khi giao hàng và sau khi giao hàng.
- Phương thức thanh toán: phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức chuyển tiền, phương thức chuyển khoản…
- Điều kiện đảm bảo hối đoái do các bên thỏa thuận để tránh tổn thất có thể xảy ra kho các đồng tiên sụt giá hoặc tăng giá.
- Chứng từ thanh toán: các bên nên quy định rõ việc người bán phải cung cấp cho ngươi mua những chứng từ chứng minh đã giao hàng cho người vận tải như hai bên đã thỏa thuận: hối phiếu, vận đơn, hóa đơn bán hàng, bảng kê chi tiết hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ…
===>>> Xem thêm: Quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng
Đối với trường hợp nợ thanh toán thì bên bán có thể dừng giao hàng hóa cho đến khi bên mua thanh toán sao cho tổng số nợ tồn và giá trị đặt sản phẩm mới nằm trong mức nợ được giới hạn mà hai bên đã thỏa thuận.
Số tiền chậm trả ngoài thời gian đã quy định, phải chịu lãi theo mức lãi suất mà hai bên đã thỏa thuận. Nếu việc chậm trả kéo dài hơn thời gian thỏa thuận thì bên mua phải chịu thêm lãi suất quá hạn mà hai bên thỏa thuận.
đ. Bao gói và ký hiệu trong hợp đồng nhập khẩu:
Hai bên thỏa thuận với nhau chi tiết về các thức đóng gói đối với hàng hóa, quy trình đóng gói để đảm bảo hàng hóa của hợp đồng ngoại thương được bảo vệ một cách trọn vẹn không bị hư hại.
Đối với ký hiệu thì hai bên cần thỏa thuận rõ thông tin ký hiệu được sử dụng để tránh nhầm lẫn với các kiện hàng hóa khác, trong đó bao gồm: tên người gửi, số hợp đồng, số kiện hàng, trọng lượng, cảng đến, người nhận hàng, kích thước hàng hóa,…
Hai bên thỏa thuận về việc bên sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp bị mất mát hư hỏng, đổ vỡ, hoặc bị rỉ sét, ăn mòn do thiếu sót trong việc bao gói hàng hóa.
e. Bảo hiểm, bảo hành hàng hóa (nếu có) trong hợp đồng nhập khẩu
Hai bên thỏa thuận về các điều kiện, thời gian để hàng hóa được bảo hiểm hoặc bảo hành, bên phải chịu trách nhiệm cho việc mua bảo hiểm hay bảo hành đối với hàng hóa có chế độ bảo hành.
===>>> Xem thêm: Quy định về bảo hành trong hợp đồng
f. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
Một số quyền và nghĩa vụ của bên mua/bên nhập khẩu trong hợp đồng nhập khẩu
- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí mà hai bên đã thỏa thuận.
- Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho từng lô hàng.
- Chịu chi phí bốc dỡ (nếu có) từ xe xuống khi bên bán vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đã thỏa thuận.
Một số quyền và nghĩa vụ của bên bán/bên xuất khẩu trong hợp đồng nhập khẩu:
- Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng đối với toàn bộ các sản phẩm do bên bán cung cấp cho tới khi hàng hóa đến địa điểm giao nhận theo thỏa thuận.
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại địa điểm đã thỏa thuận.
- Bên bán có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng hoá theo quy định của Hợp đồng theo thỏa thuận.
7. Các điều khoản thông thường của hợp đồng nhập khẩu
Các điều khoản thông thường của hợp đồng nhập khẩu là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng nhập khẩu các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật quy định.
Các điều khoản thông thường của hợp đồng nhập khẩu có thể là:
- Điều khoản về kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao
- Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng
- Điều khoản chấm dứt hợp đồng
- Điều khoản về giải quyết tranh chấp
- Điều khoản về hiệu lực hợp đồng
- Điều khoản phạt vi phạm: các bên có thể cân nhắc thỏa thuận các chế tài khi vi phạm hợp đồng. Bạn có thể đọc bài viết Các chế tài thương mại của chúng tôi.
- …

8. Các điều khoản tùy nghi của hợp đồng nhập khẩu
Khi tiến hành giao kết hợp đồng nhập khẩu, các bên còn có thể thoả thuận thêm một số điều khoản khác nhằm làm cho nội dung của hợp đồng được đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Các điều khoản thông thường của hợp đồng xuất khẩu có thể là:
- Cam kết và bảo đảm hợp đồng
- Điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ
- Điều khoản về bảo mật thông tin
- Điều khoản về chuyển giao, chuyển nhượng hợp đồng
- Điều khoản về cách thức thông báo giữa các bên trong hợp đồng liên quan tới hợp đồng
- Điều khoản về ngôn ngữ sử dụng ưu tiên và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp
===>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
9. Điều kiện để hợp đồng nhập khẩu có hiệu lực
Theo quy định tại Điều 117 Bộ Luật Dân Sự 2015, quy định các giao dịch dân sự nói chung và giao dịch từ hợp đồng nhập khẩu chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Các chủ thể phải có năng lực pháp luật dân sự, chủ thể phải có năng lực hành vi dân sự và phải phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Các chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự phải trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không được phép vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, không được trái với các quy chuẩn đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự có hiệu lực trong trường hợp được quy định trong pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết Nếu các bên có thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết thì hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm đó.
10. Các tranh chấp hợp đồng nhập khẩu thường gặp
Thực tế ghi nhận một số loại tranh chấp hợp đồng nhập khẩu thường gặp như sau:
- Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng (chủ thể ký kết và thẩm quyền ký kết hợp đồng);
- Tranh chấp liên quan đến ngôn ngữ hợp đồng;
- Tranh chấp do giao hàng không đúng đối tượng ghi nhận trong hợp đồng;
- Tranh chấp hợp đồng do bên bán chậm giao hàng;
- Tranh chấp hợp đồng về giá cả, phương thức thanh toán;
- Tranh chấp hợp đồng về nghĩa vụ bảo hành hàng hoá;
- Tranh chấp hợp đồng liên quan đến bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng do vi phạm hợp đồng.
===>>> Xem thêm: Các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường gặp
===>>> Xem thêm: Phòng ngừa tranh chấp hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu
11. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhập khẩu
Tranh chấp hợp đồng nhập khẩu được hiểu là mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia quan hệ Hợp đồng về việc thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã được ký kết. Theo đó, một số phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nhập khẩu đó là:
Phương pháp thương lượng
Thương lượng là phương pháp đầu tiên và hữu hiệu khi phát sinh tranh chấp và cũng là phương pháp được phần lớn các thương nhân ưu tiên áp dụng bởi có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ thương mại.
Hòa giải thương mại
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định hòa giải thương mại được là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải.
Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại quốc tế không có thẩm quyền đương nhiên, chỉ có thẩm quyển khi các bên thỏa thuận lựa chọn. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết trong các trường hợp sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Tòa án
- Ngoài việc lựa chọn Trọng tài là cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp về mua bán hàng hóa quốc tế thì Tòa án cũng là cơ quan được nhiều chủ thể trong giao dịch thương mại lựa chọn để giải quyết tranh chấp.
- Trường hợp, trong hợp đồng các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết.
Trên đây là tổng hợp các quy định về hợp đồng nhập khẩu. Để được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
===>>> Xem thêm: Các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp
===>>> Xem thêm: A-Z về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế
12. Dịch vụ luật sư tư vấn hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhập khẩu của Luật Thái An
Thực hiện một hợp đồng mua bán quốc tế, hợp đồng nhập khẩu luôn phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với một hợp đồng trong nước. Chính vì điều đó nên giao dịch có thể phát sinh những tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Việc soạn thảo dự thảo hợp đồng xuất nhập khẩu sẽ giúp 2 bên thể hiện văn hóa trong mua bán, và dự liệu được những gì đối tác muốn trước khi đàm phán, kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về hợp đồng xuất nhập khẩu, soạn thảo hợp đồng dân sự, thương mại nói chung là vô cùng cần thiết bởi bạn sẽ hiểu rõ và bảo vệ tốt hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đội ngũ Luật sư tư vấn của Công ty Luật Thái An có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.
===>>> Xem thêm:Tư vấn hợp đồng
>>> HÃY GỌI NGAY TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI!
- Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản với 3 hướng là gì? - 08/05/2023
- Hợp đồng nhập khẩu: Tất cả những gì bạn cần biết - 29/04/2023
- Luật sư bào chữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - 27/04/2023
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.