Công ty Luật Thái An được thành lập năm 2007, khi thị trường dịch vụ pháp lý tại Việt Nam bắt đầu khởi sắc. Với bề dày nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, đầu tư, dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình Luật Thái An xứng đáng là điểm tựa pháp lý của khách hàng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về góp vốn bằng nhà ở trong đăng ký doanh nghiệp.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh góp vốn bằng nhà ở
Cơ sở pháp lý điều chỉnh góp vốn bằng nhà ở là các văn bản pháp luật sau:
- Luật nhà ở 2014;
- Luật Doanh nghiệp 2014.
2. Có được góp vốn bằng nhà ở không?
Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về tài sản góp vốn như sau:
“1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”
Vậy, nhà ở thuộc loại tài sản có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam, có thể dùng để góp vốn. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp và góp thêm vào vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.
3. Điều kiện góp vốn bằng nhà ở
Chủ sở hữu và chủ đầu tư dự án xây dựng có quyền góp vốn bằng nhà ở để, nhưng phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở tại Điều 150 Luật nhà ở 2014 như sau:
+ Là nhà ở có sẵn;
+ Đáp ứng các điều kiện chung về nhà ở khi tham gia giao dịch tại khoản 1 Điều 118 Luật nhà ở 2014.
Vậy, Pháp luật Việt Nam không cho phép góp vốn bằng nhà ở hình thành trong tương lai mà chỉ được góp vốn nhà ở có sẵn.
- Góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung tại Điều 151 Luật nhà ở 2014:
Việc góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung. Khi đó, họ cùng ký vào hợp đồng góp vốn bằng nhà ở hoặc có thể thỏa thuận bằng văn bản cử người đại diện ký hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
- Góp vốn bằng nhà ở đang cho thuê tại Điều 152 Luật nhà ở 2014:
Chủ sở hữu nhà ổ đang cho thuê phải thông báo cho bên thuê biết trước về góp vốn nhà bằng văn bản. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà đến hết hạn hợp đồng thuê nhà với bên góp vốn, trừ khi có thỏa thuận khác.
4. Góp vốn bằng nhà ở khi thành lập doanh nghiệp
Thủ tục và một số vấn đề cần lưu ý khi góp vốn bằng nhà ở để thành lập doanh nghiệp như sau:
- Bước 1: Định giá nhà ở góp vốn để thành lập doanh nghiệp: có 2 cách theo Khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 dưới đây:
- Thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí;
- Thuê một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và giá trị nhà ở góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp định giá nhà ở cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của nhà ở tại thời điểm kết thúc định giá và liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
- Bước 2: Soạn thảo hợp đồng góp vốn nhà ở
- Bước 3: Thực hiện chuyển quyền sở hữu nhà ở vào công ty theo mục 7 dưới đây.
Cần lưu ý vấn đề hoá đơn, chứng từ và thuế đối với các trường hợp góp vốn bằng nhà ở để thành lập doanh nghiệp được quy định tại điểm b Khoản 2 Công văn số 2926TC/TCT của Bộ tài chính như sau:
“b) Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất góp vốn phải xuất hoá đơn, trong hoá đơn ghi giá trị của tài sản đúng bằng giá trị góp vốn theo biên bản của Hội đồng quản trị, dòng thuế GTGT không ghi vào gạch chéo. Hoá đơn này làm căn cứ để chuyển quyền sở hữu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tài sản góp vốn trong trường hợp này không phải chịu lệ phí trước bạ.”
5. Định giá nhà ở góp vốn
Việc định giá nhà ở được điều chỉnh bởi Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó:
- Đối với nhà ở góp vốn khi thành lập doanh nghiệp: đã được đề cập ở mục 3 nêu trên.
- Đối với nhà ở góp thêm vào vốn điều lệ của doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, có 2 cách:
- Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá
- Thuê tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
Trường hợp nhà ở được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của nhà ở tại thời điểm kết thúc định giá và liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
6. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở có phải được công chứng, chứng thực không?
Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014 quy định hợp đồng góp vốn bằng nhà ở giữa các cá nhân phải được công chứng, chứng thực. Trường hợp một bên trong hợp đồng góp vốn bằng nhà ở là tổ chức thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà phụ thuộc vào nhu cầu của các bên theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở 2014.
>>> Xem thêm: Quy định về hợp đồng góp vốn
7. Chuyển quyền sở hữu nhà ở góp vốn
Chủ sở hữu nhà phải chuyển quyền sở hữu nhà ở cho doanh nghiệp tại Văn phòng đăng ký đất đai mà không phải chịu lệ phí trước bạ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014 (trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân sử dụng nhà ở vào hoạt động kinh doanh).
Hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng góp vốn;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
- CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu của các bên;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
Trên đây là ý kiến tư vấn về vấn đề góp vốn bằng nhà ở.
Xin lưu ý là sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Hãy gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!
8. Dịch vụ tư vấn luật và giải quyết tranh chấp kinh doanh của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật doanh nghiệp là sự lựa chọn rất khôn ngoan. Bạn sẽ hiểu rõ về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết góp vốn khi thành lập doanh nghiệp đúng pháp luật. .
Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp việc góp vốn khi thành lập doanh nghiệp hoặc các vấn đề khác như chấm dứt hợp đồng lao động, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng… thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bạn có thể tham khảo bài viết Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Công ty Luật Thái An.
Lưu ý
- Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
- Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật liên quan đã bị sửa đổi, thay thế hoặc hết hiệu lực.
- Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý chuyên sâu cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật hoặc gửi Email theo địa chỉ contact@luatthaian.vn. Bạn cũng có thể để lại tin nhắn qua Zalo Công ty Luật Thái An nếu cần sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi.
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.