Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ đất

Tranh chấp đất đai luôn rất gay gắt do đất đai gắn liền với cuộc sống và sản xuất của người dân. Trong chiều dài lịch sử đất nước, qua nhiều thời kỳ thì không phải ai cũng có giấy tờ đất đai đầy đủ, dù vẫn sinh sống trên mảnh đất đó từ lâu. Khi tranh chấp thì giải quyết thế nào ? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ đất.

Câu hỏi của khách hàng:

Chào Quý Công ty! Tôi tên là Bùi Đình Lâm, hiện đang cư trú tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Gia đình tôi có mảnh đất sử dụng từ trước năm 1960. Năm 1998 gia đình tôi cho gia đình một người bạn mượn để làm cơ sở nuôi trồng thủy sản mà không có giấy tờ. Nay hai bên xảy ra tranh chấp. Gia đình tôi muốn lấy lại mảnh đất đó, nhưng lại không có bất kì giấy tờ gì để chứng minh quyền sở hữu của mình.

Xin hỏi: Tranh chấp mà gia đình tôi không có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì giải quyết như thế nào? Mong được luật sư giải đáp.

Luật Thái An trả lời câu hỏi: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi. Chúng tôi có ý kiến tư vấn về vấn đề bạn quan tâm như sau.

1. Cơ sở pháp lý quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề này là các văn bản pháp luật sau đây:

2. Khái niệm tranh chấp đất đai

Tại Điều 3 Luật Đất đai 2013 Tranh chấp đất đai được định nghĩa như sau:

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai

3. Giấy chứng nhận, giấy tờ về quyền sử dụng đất là những giấy tờ nào?

Đó là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 như sau:

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

      a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

      b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

      c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

      d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

===>>> Xem thêm: Đất đang tranh chấp có được cấp Giấy chứng nhận không?

4. Làm thế nào để giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ đất ?

Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ đất có thể thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Chúng tôi sẽ trình bầy cụ thể dưới đây:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ được quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 dưới đây.

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

  1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

a. Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ đất tại UBND

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013:

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;”

Vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn hãy gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tới UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. UBND cấp xã sẽ tiến hành hòa giải tranh chấp.

===>>> Xem thêm: Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai

Nếu hòa giải không thành mà bạn lại không có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu trên thì bạn có thể lựa chọn giữa khởi kiện tại TAND có thẩm quyền hoặc nộp đơn yêu cầu UBND giải quyết.

Trong trường hợp bạn lựa chọn yêu cầu UBND giải quyết thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về chủ tịch UBND cấp huyện do đây là tranh chấp giữa hai hộ gia đình.

Nếu bạn không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện thì bạn có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ đất
Tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ đất có thể được giải quyết tại Tòa án. – Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

b. Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ đất tại Tòa án:

Việc giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ đất tại Toà án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự gồm các bước sau:

  • Khởi kiện tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ
  • Toà án xem xét đơn kiện, nếu hợp lệ thì Toà án thụ lý vụ án
  • Xét xử sơ thẩm tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ
  • Xét xử phúc thẩm tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ (nếu có kháng cáo và kháng nghị trong vòng 15 ngày kể từ khi tuyên án)
  • Thi hành bản án có hiệu lực pháp luật

===>>> Xem thêm: A-Z về Giải quyết tranh chấp đất đai

5. Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ đất

Trong trường hợp này, việc giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ đất sẽ dựa vào các căn cứ thay thế được quy định tại Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

    1. Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

      a) Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;

      b) Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;

      c) Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

      d) Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

===>>> Xem thêm: Dịch vụ khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn hoặc được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật Đất đai. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

6. Dịch vụ tư vấn luật đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai và nhà ở của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về đất đai là sự lựa chọn rất khôn ngoan. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các tình huống liên quan tới đất đai, nhà ở.

===>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn Luật đất đai

 

Lưu ý: 

  • Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
  • Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật liên quan đã bị sửa đổi, thay thế hoặc hết hiệu lực.
  • Để giải đáp mọi vấn đề pháp lý liên quan hoặc cần ý kiến pháp lý chuyên sâu cho từng vụ việc, Bạn hãy liên hệ với Công ty Luật Thái An qua Tổng đài tư vấn pháp luật hoặc gửi Email theo địa chỉ contact@luatthaian.vn. Bạn cũng có thể để lại tin nhắn hoặc điền thông tin yêu cầu trên website Công ty Luật Thái An nếu cần sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi.
quanly

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói