Công việc của luật sư tại phiên toà dân sự sơ thẩm

Khởi kiện tại Tòa án là một phương thức được các cá nhân hay tổ chức thường sử dụng nhằm để giải quyết các tranh chấp. Theo đó, Luật sư có một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của đương sự tại phiên tòa. Vậy công việc của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm là gì? Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An.

1. Phiên tòa sơ thẩm dân sự là gì?

Phiên tòa là hình thức hoạt động xét xử của Tòa án. Tùy theo tính chất của thủ tục xét xử mà có phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

Có thể hiểu, phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu của Tòa án, hay còn được coi là cấp xét xử thứ nhất. Tất cả các vụ án nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải qua cấp xét xử này.

Phiên toà sơ thẩm dân sự gồm 4 phần:

  • Thủ tục bắt đầu phiên toà;
  • Tranh tụng tại phiên toà;
  • Nghị án;
  • Tuyên án.

Tuy nhiên kỹ năng tố tụng của Luật sư thể hiện chủ yếu trong phần thủ tục bắt đầu phiên toà và phần tranh tụng tại phiên toà.

===>>> Xem thêm:Xét xử sơ thẩm

===>>> Xem thêm:Xét xử phúc thẩm

2. Một số nguyên tắc và yêu cầu cơ bản khi tham gia tố tụng của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm

Để đảm bảo cho việc tham gia tố tụng tại phiên toà sơ thẩm dân sự một cách có hiệu quả, Luật sư tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản sau:

  • Thứ nhất, có mặt đúng thời gian và tham gia trong suốt quá trình tố tụng của phiên toà.
  • Thứ hai, nắm vững quy định của pháp luật về phiên toà sơ thẩm;
  • Thứ ba, tôn trọng Toà án, Luật sư đồng nghiệp, những người tham gia tố tụng khác và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà.
  • Thứ tư, có sự chuẩn bị chu đáo cho việc tham gia phiên toà như: trang phục, bản trình bày, tài liệu, chứng cứ, bản luận cứ, bản câu hỏi dự thảo, dự liệu các tình huống phát sinh và phương án xử lý…
  • Thứ năm, ghi chép đầy đủ các nội dung diễn ra tại phiên toà, kịp thời bổ sung, sửa đổi các vấn đề đã được chuẩn bị trước nhưng có sự thay thế tại phiên toà.
Một số nguyên tắc và yêu cầu cơ bản khi tham gia tố tụng của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
Một số nguyên tắc và yêu cầu cơ bản khi tham gia tố tụng của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm – Nguồn: Luật Thái An

3. Công việc của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa

Trong phần thủ tục bắt đầu phiên toà, Luật sư cần hỗ trợ, tư vấn đương sự là khách hàng của mình thực hiện kịp thời, phù hợp, đúng pháp luật và linh hoạt nhất các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ nhằm bảo đảm cho hoạt động tố tụng đúng pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Tùy trường hợp, tình huống cụ thể mà một số công việc của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa như sau:

  • Thay mặt đương sự yêu cầu thay đối người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch khi đáp ứng các điều kiện luật định (theo Khoản 4 Điều 76 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)
  • Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng (theo Khoản 6 Điều 76 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015)
  • Đề nghị Toà án tạm đình chỉ giải quyết vụ án (theo Khoản 6 Điều 76 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015)
  • Đề nghị hoặc có ý kiến về việc hoãn phiên toà sơ thẩm
  • Hỗ trợ, tư vấn đương sự thực hiện thoả thuận tại phiên toà sơ thấm và đề xuất việc công nhận sự thoả thuận của đương sự tại phiên toà sơ thẩm
Công việc của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa
Công việc của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa – Nguồn: Luật Thái An

4. Công việc của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm trong thủ tục tranh tụng

Tranh tụng tại phiên toà bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án. Một số công việc cụ thể của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm ở giai đoạn tranh tụng như sau:

a. Luật sư thay mặt đương sự trình bày yêu cầu của họ tại phiên toà sơ thẩm

Để thực hiện phần tranh tụng thì trước khi mở phiên toà, Luật sư trao đổi thống nhất, chuẩn bị trước nội dung trình bày phần yêu cầu của đương sự, đảm bảo trình bày được đầy đủ, đúng mong muốn:

  • Trường hợp là Luật sư của nguyên đơn thì Luật sư trình bày về yêu cầu khởi kiện và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp.
  • Trường hợp là Luật sư của bị đơn thì Luật sư trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
  • Trường hợp là Luật sư của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Luật sư sẽ trình bày ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và họp pháp.

b. Luật sư đặt câu hỏi và tư vấn, hỗ trợ đương sự trong phần trả lời câu hỏi tại phiên toà sơ thấm

Sau khi được chủ tọa phiên toà đồng ý Luật sư được quyền đặt câu hỏi với người làm chứng và chỉ được hỏi thêm về những vấn đề họ trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ, có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó hoặc mâu thuẫn với lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Tại phiên toà sơ thẩm dân sự, Luật sư tư vấn, hỗ trợ khách hàng cách thức, nội dung để trả lời cho các câu hỏi của những chủ thể khác đặt ra. Trường hợp cần thiết phải tư vấn cho đương sự từ chối trả lời hoặc có thái độ đúng mực phản đối cách hỏi, nội dung hỏi đi xa các vấn đề tranh chấp….

c. Luật sư theo dõi và có ý kiến về việc Hội đồng xét xử sơ thẩm công bố chứng cứ, tài liệu của vụ án; Nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh; Xem xét vật chứng

Khi Hội đồng xét xử sơ thẩm công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án; nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh; xem xét vật chứng, Luật sư có thể thực hiện các việc sau, tuỳ từng tình huống:

d. Luật sư đề xuất hoặc có ý kiến về việc tạm ngừng phiên toà:

Trong quá trình xét xử, phiên toà có thể được tạm ngừng khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 259 Bộ luật tố tụn dân sự năm 2015. Khi thấy việc tạm ngừng phiên toà là cần thiết cho khách hàng của mình, Luật sư có quyền đề xuất ý kiến với Hội đồng xét xử sơ thấm.

e. Luật sư tranh luận tại phiên toà sơ thẩm:

Việc tranh luận tại phiên tòa là công việc chủ yếu và có vai trò quan trọng của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm. Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, Luật sư sẽ tranh luận căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà cũng như kết quả hỏi tại phiên toà.

Sau khi trình bày bản luận cứ, Luật sư có quyền đối đáp với Luật sư đồng nghiệp bảo vệ lợi ích cho các đương sự khác.

Luật sư tranh tụng tại toà
Công việc của luật sư tại phiên toà dân sự sơ thẩm – ảnh: Luật Thái An

5. Công việc của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm sau phiên tòa sơ thẩm

  • Thứ nhất, ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.
  • Thứ hai, Luật sư sẽ chủ động liên hệ và đề nghị với Tòa án để được cấp trích lục bản án bởi theo Điều 269 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tố chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án thì Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiếm sát cùng cấp.
  • Thứ ba, khi nhận thấy việc tuyên án không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm mà khách hàng cần kháng cáo thì Luật sư có thể chủ động giúp khách hàng làm đơn kháng cáo.
  • Thứ tư, trường hợp có kháng nghị đối với bản án sơ thẩm, Luật sư cũng cần chú ý trao đổi để khách hàng biết nội dung kháng nghị vấn đề gì, lý do và căn cứ kháng nghị để từ đó chủ động khai thác các nội dung có lợi cho khách hàng tại Tòa án cấp phúc thẩm hoặc phải thu thập chứng cứ để tìm cách loại bỏ quan điểm kháng nghị.
  • Thứ năm, trong trường họp bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì Luật sư sẽ trao đổi, hướng dẫn khách hàng thủ tục yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự để bảo đảm cho bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật được thực thi.
Công việc của luật sư sau phiên toà sơ thẩm
Công việc của luật sư sau phiên toà sơ thẩm – ảnh: Luật Thái An

Trên đây là những công việc cơ bản của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm. Để được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

6. Dịch vụ khởi kiện dân sự của Luật Thái An

a) Nội dung dịch vụ khởi kiện vụ án dân sự

Được thành lập từ 2007, Công ty luật Thái An hội tụ được nhiều luật sư giỏi chuyên môn, hành nghề lâu năm kết hợp với các luật sư trẻ nhiệt tình cùng các chuyên viên pháp lý năng động… Đội ngũ luật sư kinh nghiệm, uy tín là yếu tố quan trọng nhất đem lại sự thành công cho khách hàng.

Dịch vụ khởi kiện vụ án dân sự do Công ty Luật Thái An cung cấp là một trong những dịch vụ pháp lý uy tín được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng. Quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết Quy trình dịch vụ thuê luật sư khởi kiện vụ án để có thêm thông tin.

b) Báo giá dịch vụ khởi kiện vụ án:

Quý khách vui lòng xem Bảng giá dịch vụ khởi kiện vụ án.

Bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ luật sư tranh tụng uy tín của Luật Thái An tại LINK NÀY.

>>> HÃY GỌI NGAY TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI!

Nguyễn Văn Thanh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói