Tình trạng công ty chậm trả lương diễn ra rất phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của người lao động. Nhiều người lao động không biết giải quyết như thế nào khi công ty chậm trả lương.
Trong bài viết này, Công ty Luật Thái An có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, đầu tư, dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình… Luật Thái An xứng đáng là điểm tựa pháp lý của khách hàng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về Công ty chậm trả lương có vi phạm pháp luật không?
Câu hỏi của khách hàng về vấn đề Công ty chậm trả lương có vi phạm pháp luật không?
Chào Công ty luật Thái An. Tôi tên là Vũ Quỳnh Hoa, năm nay 38 tuổi, là nhân viên của một công ty trụ sở tại thành phố Cần Thơ. Tôi có một thắc mắc về vấn đề Công ty chậm trả lương có vi phạm pháp luật không? Nhờ luật sư giải đáp giúp.
“Tôi là nhân viên biên tập nội dung cho một công ty sản xuất sách và các ấn phẩm báo, tạp chí. Cách đây hơn 03 tháng, công ty có thông báo cho nhân viên chúng tôi về việc công ty đang gặp khó khăn, mong nhân viên thông cảm, san sẻ cho công ty chậm trả lương. Từ đó cho đến nay, công ty vẫn chưa thanh toán tiền lương cho chúng tôi, tính đến giờ đã 03 tháng rồi. Vậy công ty chậm trả lương có vi phạm pháp luật không?”
Luật Thái An trả lời câu hỏi về Công ty chậm trả lương có vi phạm pháp luật không?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời như dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề Công ty chậm trả lương có vi phạm pháp luật không?
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề Công ty chậm trả lương có vi phạm pháp luật không? là các văn bản pháp luật sau đây:
2. Công ty có được chậm trả lương không?
a) Kỳ hạn trả lương:
Kỳ hạn trả lương được quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2019 như sau:
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về kỳ hạn trả lương: trả lương theo giờ, ngày, tuần làm việc hoặc trả gộp một lần nhưng không quá 15 ngày; trả lương theo tháng thì có thể trả một tháng hoặc nửa tháng một lần theo chu kỳ nhất định; trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì theo thỏa thuận của hai bên.
b) Nguyên tắc trả lương
Điều 94 Bộ luật lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương:
Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Theo các quy định trên, công ty phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng kỳ hạn cho người lao động theo kỳ hạn trả lương phù hợp với quy định của pháp luật. Công ty chỉ được chậm trả lương nếu rơi vào trường hợp bất khả kháng đã dùng mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể khắc phục được và buộc phải chậm trả lương.

Người sử dụng lao động chậm trả lương cho người lao động thì ngoài việc phải thanh toán đầy đủ lương chậm trả, người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền được tính như sau:
- Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì người sử dụng lao động không phải trả thêm tiền lãi;
- Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản trả lương công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, công ty chỉ được chậm trả lương tối đa là 01 tháng. Việc Công ty của bạn chậm trả lương cho nhân viên đã 03 tháng là vi phạm quy định của pháp luật về lao động.
===>>> Xem thêm: Mức khấu trừ tiền lương theo quy định của Bộ luật lao động 2019
3. Xử lý vi phạm hành chính đối với công ty chậm trả lương ?
Theo khoản 2 điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì từ ngày 15/04/2020, người sử dụng lao động trả lương không đúng hạn cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Theo nghị định này, người sử dụng lao động là cá nhân có thể bị xử phạt như sau:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với hành vi trả lương không đúng hạn cho 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu trả lương không đúng hạn cho 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu trả lương không đúng hạn cho 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu trả lương không đúng hạn cho 101 người đến 300 người lao động
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu trả lương không đúng hạn cho 301 người lao động trở lên.
Đối với người sử dụng lao động là tổ chức, mức phạt được nhân đôi.
Như vậy, người sử dụng lao động là doanh nghiệp sẽ bị phạt tối đa 100 triệu đồng nếu trả lương không đúng hạn cho người lao động.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

4. Tóm tắt ý kiến tư vấn về vấn đề “Công ty chậm trả lương có vi phạm pháp luật không?”
Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt tư vấn về việc “Công ty chậm trả lương có vi phạm pháp luật không?” là:
- Doanh nghiệp vì lý do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… đã dùng mọi biện pháp khắc phục có thể chậm trả tiền lương cho người lao động tối đa là 01 tháng.
- Trường hợp chậm trả, doanh nghiệp phải trả thêm một khoản tiền lãi cho người lao động. Doanh nghiệp có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu trả lương không đúng hạn cho người lao động.
===>>> Xem thêm: Cần làm gì khi công ty nợ lương?
Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn lao động của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
5. Dịch vụ tư vấn luật lao động và dịch vụ giải quyết tranh chấp lao động của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động là việc làm rất khôn ngoan. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động.
===>>> Xem thêm: Tư vấn luật lao động
- Cắt giảm lao động trong trường hợp bất khả kháng - 11/04/2020
- Điều kiện xây dựng nhà ở thương mại - 11/04/2020
- Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì làm gì? - 10/04/2020
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.