Chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo EXW | Luật Thái An™

Công ty Luật Thái An được thành lập năm 2007, khi thị trường dịch vụ pháp lý tại Việt Nam bắt đầu khởi sắc. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, đầu tư, dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình Luật Thái An xứng đáng là điểm tựa pháp lý của khách hàng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo EXW.

1.              Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề: Chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo EXW

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo EXW là:

  • Luật Thương mại năm 2005
  • INCOTERMS năm 2000 và 2010

2.              EXW là gì?

“EXW” hay “điều kiện EXW” (viết tắt của từ “Ex Work”: giao tại xưởng) là một điều kiện trong hệ thống các điều kiện về thương mại quốc tế trong Incoterms 2010. Trước đó, ở phiên bản Incoterms 2000 cũng quy định về điều kiện EXW và về bản chất đều quy định thời điểm chuyển đổi rủi ro đối với hàng hóa trong điều kiện EXW giống nhau.

Điều kiện EXW có thể sử dụng cho mọi phương thức vận chuyển đường biển, đường hàng không và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. Vì vậy, điều kiện này phù hợp với thương mại nội địa, trong xuất nhập khẩu tại chỗ,…

“EXW” (Giao tại xưởng) có thể hiểu là người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định (chẳng hạn như nhà máy, kho, xưởng,…). Người bán không cần phải thực hiện việc xếp hàng hóa lên phương tiện tiếp nhận và cũng không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có).

Các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm tại nơi giao hàng chỉ định vì chi phí và rủi ro đến điểm đó do người bán chịu. Người mua sẽ chịu toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc nhận hàng từ điểm quy định (nếu có), tại nơi giao hàng chỉ định.

3.              Chuyển đổi rủi ro đối với hàng hóa theo EXW

Điều kiện EXW- Ex Work (giao tại xưởng) là điều kiện mà người bán hầu như không chịu bất cứ một trách nhiệm gì về hàng hóa cũng như không cần thông quan xuất khẩu cũng như nhập khẩu cho hàng hóa. Người bán phải giao hàng cho người chuyển chở hoặc người khác do người mua chỉ định tại một địa điểm nhất định.  Địa điểm giao hàng có thể là trụ sở của người bán hoặc một địa điểm khác do hai bên thỏa thuận. Các bên nên thỏa thuận rõ địa điểm giao hàng vì rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại địa điểm xác định tại thời gian đã thỏa thuận.

Việc chuyển đổi rủi ro đối với hàng hóa theo EXW được thể hiện cụ thể như sau:

Nghĩa vụ chính của người bán:

-Chuẩn bị hàng hóa đúng theo hợp đồng bán hàng, cung cấp các chứng từ cần thiết nếu có thể được cho người mua, thông báo cho người mua về thời gian và địa điểm giao hàng.

-Chịu mọi rủi ro, phí tổn và chi phí phát sinh cho đến khi lô hàng được đưa lên phương tiện vận chuyển của người mua

-Theo điều kiện này, người bán phải đặt hàng dưới quyền kiểm soát của người mua trong thời hạn (thời gian) và địa điểm do hợp đồng quy định. Người bán không có trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện vận tải, hoặc thông quan xuất khẩu nếu hợp đồng không quy định.

Ở một số quốc gia, mặc dù quy định Incoterms như vậy nhưng việc bốc hàng lên phương tiện vận tải vẫn do bên mua làm. Tất nhiên, nếu chi phí bốc xếp này quá lớn thì nên thỏa thuận rõ trong hợp đồng thương mại.

– Hỗ trợ người mua nếu người mua yêu cầu hoặc trong hợp đồng đã quy định.

Nghĩa vụ của người mua:

-Nhận hàng tại địa điểm đã thỏa thuận với người bán trong hợp đồng (nhận hàng khi hàng đã sẵn sàng để được thu nhận tại địa điểm hay cơ sở đã quy định).

-Thanh toán tiền hàng và chịu mọi chi phí phát sinh trong việc tiếp nhận hàng hóa (chi phí kiểm tra hàng hóa, chi phí về giấy tờ, thủ tục để nhận hàng và thông quan xuất khẩu, chi phí mua bảo hiểm, chi phí mà người bán đã bỏ ra để hỗ trợ cho mình…).

-Tiến hành việc tổ chức vận chuyển và chịu mọi chi phí hao hụt, rủi ro và làm tất cả các công việc để đưa hàng ra khỏi nước xuất khẩu và tới đích của mình.

Như vậy, điều kiện EXW là điều kiện mà nghĩa vụ của người bán là ít nhất, còn người mua phải làm mọi việc từ vận chuyện nội địa, vận chuyển quốc tế, làm thủ tục hải quan đầu xuất, thủ tục hải quan đầu nhập, chịu rủi ro, chi phí trong quá trình vận chuyển,…

4.              Lưu ý khi sử dụng điều kiện EXW

Khi sử dụng điều kiện này nên được áp dụng cẩn trọng với một số lưu ý sau:

– Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc xếp hàng, mặc dù trên thực tế người bán có điều kiện hơn để thực hiện công việc này. Nếu người bán xếp hàng thì người bán làm việc đó thì rủi ro và chi phí do người mua chịu.

– Một người mua mua từ một người bán theo điều kiện EXW để xuất khẩu cần lưu ý người bán chỉ có nghĩa vụ hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu để thực hiện xuất khẩu chứ người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục hải quan. Do đó, người mua không nên sử dụng điều kiện EXW nếu họ không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thủ tục thông quan xuất khẩu.

– Người mua không bắt buộc có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người bán liên quan đến xuất khẩu hàng hóa. Tuy vậy, người bán có thể cần một số thông tin, chẳng hạn như để tính thuế hoặc báo cáo nếu cần.

  1. Tóm tắt tư vấn về vấn đề chuyển đổi rủi ro đối với hàng hóa theo EXW

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt tư vấn về vấn đề chuyển đổi rủi ro đối với hàng hóa theo EXW là:

Điều kiện EXW- Ex Work (giao tại xưởng) là điều kiện mà người bán hầu như không chịu bất cứ một trách nhiệm gì về hàng hóa cũng như không cần thông quan xuất khẩu cũng như nhập khẩu cho hàng hóa. Người bán phải giao hàng cho người chuyển chở hoặc người khác do người mua chỉ định tại một địa điểm nhất định.

Địa điểm giao hàng có thể là trụ sở của người bán hoặc một địa điểm khác do hai bên thỏa thuận.

Các bên nên thỏa thuận rõ địa điểm giao hàng vì rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại địa điểm xác định tại thời gian đã thỏa thuận.

  1. Các vấn đề liên quan tới các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng

 Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan tới các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng, bạn hãy đọc các bài viết trong mục BÀI VIẾT LIÊN QUAN dưới đây của chúng tôi.

Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn hợp đồng của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

  1. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật dân sự và giải quyết tranh chấp dân sự của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật dân sự là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ dân sự với các chủ thể khác. Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết Tư vấn hợp đồng của chúng tôi.

Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới hợp đồng như chấm dứt hợp đồng, tranh chấp liên quan đến hợp đồng thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bạn có thể tham khảo bài viết Giải quyết tranh chấp hợp đồng của chúng tôi.

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!

quanly

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 

Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.

  • Để được Giải đáp pháp luật nhanh - Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 633 725
  • Để được Tư vấn luật bằng văn bản – Hãy điền Form gửi yêu cầu (phí tư vấn từ 3.000.000 đ)
  • Để được Cung cấp Dịch vụ pháp lý trọn gói – Hãy điền Form gửi yêu cầu (Phí dịch vụ tuỳ thuộc tính chất vụ việc)






    1900633725
    Yêu cầu dịch vụ

    Gọi điện cho luật sư
    Gọi cho luật sư

    Tư vấn văn bản
    Tư vấn văn bản

    Dịch vụ trọn gói
    Dịch vụ trọn gói