Di chúc là văn bản thể hiện ý chí, nguyện vọng về việc định đoạt số tài sản của mình sau khi chết. Nhiều người khi còn sống đã lập di chúc nhưng vì nhiều lý do mà di chúc bị mất, thất lạc đến khi chết thì không thể biểu lộ nguyện vọng, tâm tư. Vậy có chia tài sản thừa kế khi mất di chúc hay không? Đây là một câu hỏi là thắc mắc chung của rất nhiều người. Để làm rõ vấn đề này, Công ty Luật Thái An sẽ đưa ra tư vấn như sau:
Câu hỏi của khách hàng về vấn đề chia di sản thừa kế khi mất di chúc
Chào luật sư. Tôi tên là Xuân , 42 tuổi, hiện đang cư trú tại Hòa Bình. Tôi có một thắc mắc như sau mong được luật sư giải đáp giúp cho:
Cha tôi mất cách đây 03 tháng. Khi ông mất thì mẹ tôi có nói rằng trước khi mất thì cha tôi có tự viết một bản di chúc để lại. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tìm thấy di chúc này. Mẹ tôi có nói, nếu không tìm thấy di chúc thì sẽ phân chia di sản theo lời mẹ tôi, do mẹ tôi đã được thấy bản di chúc nên là người làm chứng cho di chúc đó. Xin hỏi: Nếu không tìm được di chúc thì chúng tôi có thể phân chia di sản theo lời mẹ tôi nhắc lại bản di chúc đó không? Sau này, nếu tìm thấy di chúc thì sao?
Luật Thái An trả lời câu hỏi về chia di sản thừa kế khi mất di chúc
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề chia di sản thừa kế khi mất di chúc, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh chia di sản thừa kế khi mất di chúc:
Cơ sở pháp lý điều chỉnh chia di sản thừa kế khi mất di chúc là Bộ Luật dân sự 2015.
2. Di chúc hợp pháp
Trước tiên, bạn cần hiểu là để có thể chia di sản theo di chúc thì di chúc đó phải hợp pháp. Vậy thế nào là di chúc hợp pháp?
===>>> Xem thêm: Cách lập di chúc hợp pháp
Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Bên cạnh đó, Điều 632 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc
“ Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Căn cứ vào quy định trên thì di chúc phải đảm bảo các điều kiện trên thì mới có hiệu lực của pháp luật. Theo lời mẹ bạn thì khi mất, cha bạn có để lại một bản di chúc tự viết tự kí và mẹ bạn đã đọc bản di chúc và bây giờ mẹ bạn yêu cầu chia di sản theo lời mẹ bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Dù được đọc bản di chúc và cho rằng mình là người làm chứng nhưng mẹ bạn cũng không đáp ứng được điều kiện của người làm chứng do mẹ bạn cũng thuộc những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong trường hợp này, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định về trường hợp không có di chúc do thất lạc.
===>>> Xem thêm: Luật thừa kế di chúc
2. Có thể chia di sản thừa kế khi mất di chúc không ?
Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp chia di sản thừa kế khi mất di chúc tại điều 642 như sau:
“Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.”
Như vậy, nếu như gia đình bạn không thể tìm thấy thì việc chia di sản thừa kế khi mất di chúc theo quy định pháp luật tức là chia theo hàng thừa kế theo quy định tại 651 Bộ luật dân sự. Nếu trong những người thừa kế có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha bạn thì phần di sản đã chia di sản thừa kế khi mất di chúc tương ứng sẽ chia cho người thừa kế kế vị theo quy định.
===>>> Xem thêm: Tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không ?

3. Chia di sản thừa kế khi mất di chúc sau đó lại tìm thấy di chúc ?
Nếu khi chia di sản thì di sản khi mất di chúc mà tìm thấy di chúc thì việc chia thừa kế sẽ được tiếp tục chia theo di chúc mà cha bạn để lại theo quy định tại khoản 2 Điều 642 Bộ luật dân sự. Tuy nhiên cần chú ý đến tính hợp pháp của di chúc đó .
Khoản 3 Điều 642 cũng quy định:
“Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu”
Như vậy, nếu sau khi chia di sản thừa kế khi mất di chúc mà tìm thấy di chúc thì những người thừa kế có yêu cầu chia lại thì di sản vẫn sẽ được chia lại nếu thời hiệu yêu cầu chia di sản vẫn còn. Tuy nhiên, việc chia lại thừa kế sau khi tìm lại di chúc là không đơn giản vì sau khi chia di sản thừa kế khi mất di chúc lúc ban đầu thì những người thừa kế đã sử dụng tài sản thừa kế rồi. Việc chia lại di sản thừa kế dựa nhiều vào thỏa thuận giữa những người thừa kế, vào thiện chí của họ.
===>>> Xem thêm: Khai nhận di sản thừa kế
4. Tóm tắt tư vấn về vấn đề chia di sản thừa kế khi mất di chúc
Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt tư vấn về việc chia di sản thừa kế khi mất di chúc là: Trường hợp di chúc mất, thì việc chia di sản thừa kế khi mất di chúc được phân chia theo quy định pháp luật. Nếu tìm thấy di chúc trước khi chia di sản thì di sản thừa kế được phân chia theo di chúc. Nếu di chúc được tìm thấy sau khi đã chia di sản thừa kế khi mất di chúc mà còn thời hiệu yêu cầu chia di sản thì người thừa kế có thể yêu cầu chia lại di sản đã chia di sản thừa kế khi mất di chúc.
===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về chia di sản thừa kế khi mất di chúc. Nếu bạn cần được tư vấn từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật về thừa kế và di chúc. Luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
5. Dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện dịch vụ về thừa kế, di chúc của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn về thừa kế và di chúc là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ với những đồng người thừa kế khác, hoặc với những người thừa kế của bạn trong tương lai.
===>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn luật thừa kế
Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới thừa kế, di chúc g thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
===>>> Xem thêm: Khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế
LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ KỊP THỜI!
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Nếu không tìm thấy di chúc thì việc phân chia di sản thừa kế tuân theo quy định của pháp luật.
Tại Hà Nội, chúng tôi là đơn vị cung cấp hầu hết các dịch vụ pháp lý phổ biến nhất hiện nay. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần giúp đỡ.
Với việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn tại các quận thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Bề dày 16+ năm kinh nghiệm Tư vấn pháp luật và Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, đầu tư, dân sự, hình sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình... Công ty Luật Thái An cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.